LỄ HỘI CHÙA ĐỌI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ NƠI ĐÂY.

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 60 - 61)

DÂN CƯ NƠI ĐÂY.

Một nhà thiết kế lễ hội hiện đại đã nói: “Thành công của một lễ hội không chỉ ở chỗ đông người mà nó đã để lại gì trong lòng người tham dự. Đó mới là ý nghĩa đích thực của lễ hội”. Theo ý kiến của PGS TS Hoàng Lương thì người nghiên cứu về lễ hội phải trả lời cho được câu hỏi: Tại sao người ta đi lễ hội đông như vậy?

Lễ hội có sức cuốn hút nào đặc biệt mà nó lại là một địa chỉ thu hút đông người tham gia như vậy? Người tham dự lễ hội có đủ già, trẻ, gái, trai, đủ các thành phần xã hội. Họ nô nức kéo nhau đi lễ hội. Giải thích điều này không đơn thuần chỉ dựa vào yếu tố tâm linh và niềm tin vào sự linh thiêng thần thánh. Trong lễ hội mỗi con người tìm thấy một mục đích và ý nghĩa khác nhau để từ đó làm nguồn động lực cho họ trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

Lễ hội chùa Đọi cũng vậy. Người dân Việt Nam nói chung không xem chùa là sở hữu riêng của ông sư trụ trì ngôi chùa đó mà là sở hữu chung của toàn dân làng, là trung tâm đoàn kết dân làng và là nơi sinh hoạt tôn giáo của nhân dân nơi đó. Người dân trong làng không chỉ lên chùa vào những ngày sóc, ngày vọng để cầu lộc, cầu tài, cầu sức khoẻ…cầu mong thần linh phù hộ che chở cho cuộc sống của họ, mà cũng có người đến chùa với mục đích tìm những giây phút thanh thản trong cuộc sống xô bồ thường nhật. Chùa không chỉ là nơi cầu cúng, là nơi sinh hoạt tâm linh mà còn là nơi hội tụ văn hoá của làng quê cổ truyền Việt Nam, là nỗi nhớ của người con dân làng xa quê khi mỗi buổi sáng sớm hay chiều về trong tâm thức họ lại nhớ tiếng chuông chùa ngân vang trong những làng quê yên tĩnh:

Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông.

Lễ hội Chùa Đọi với bề dày lịch sử và vai trò của nó không chỉ là trung tâm sinh hoạt tâm linh của nhân dân trong vùng mà nó còn là nơi hội tụ đầy đủ và đậm nét nhất nền văn hoá nông nghiệp lúa nước xứ Nam xưa. Điều đó đủ giải thích lễ hội Chùa Đọi không chỉ mang quy mô của lễ hội vùng mà là một lễ hội lớn trong khu vực.

Lễ hội là nơi lưu giữ đầy đủ nhất nền văn hoá truyền thống của vùng qua nhiều biến động của thời gian và lịch sử xã hội. Sức sống trường tồn của nó bắt nguồn từ đó. Đã có một thời gian dài do chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác nữa nên lễ hội chùa Đọi không được tổ chức (giai đoạn từ 1946 đến 1986). Trong thời kì đổi mới, như một sức sống bị nén chặt lâu ngày lễ hội chùa Đọi được tổ chức lại hàng năm tưng bừng trong 3 ngày liên tiếp như một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của nhân dân nơi đây. Điều đó chứng tỏ lễ hội chùa Đọi có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sông hôm qua, hôm nay và ngày mai của người dân nơi đây.

Lễ hội chùa Đọi là một lễ hội còn lưu giữ đậm nét văn hoá chung của vùng ĐBSH với nền văn hoá nông nghiệp lúa nước truyền thống nhưng nó cũng mang đậm nét riêng biệt của vùng đồng chiêm trũng quanh năm “sống

ngâm da, chết ngâm xương”. Từ môi trường đó, nó đã tạo nên nét văn hoá độc

đáo của Hà Nam nói chung và vùng Đọi Sơn nói riêng.

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 60 - 61)