Lễ hội là nơi thể hiện tài năng của con người.

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 73 - 75)

Nội dung của lễ hội ở vùng ĐBSH rất phong phú và đa dạng. Có những lễ hội thờ Phật nhưng cũng có những lễ hội thờ Thánh hay có lễ hội tổ chức để tôn vinh ông tổ một làng nghề nào đó hoặc có những lễ hội bao gồm tất cả những nội dung trên. Lễ hội chùa Đọi là loại hình lễ hội tổng hợp. Trong lễ

hội người ta tổ chức những hoạt động tưởng niệm, cầu xin thần thánh phù hộ hay thoả mãn nhu cầu vui chơi đều thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn của nhân dân trong vùng đối với những người có công lớn đối với dân tộc, đối với đời sống nhân dân nơi đây. Rất nhiều hoạt động, nhiều trò chơi mô phỏng lại nghề nghiệp hoặc hành động của nhân vật được thờ tự, một mặt nó thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta mặt khác nó cũng nhằm để thoản mãn nhu cầu nâng cao tay nghề, ý thức và lòng tự hào nghề nghiệp, tài khéo léo của chính người tham gia các hoạt động đó. Đó cũng là một cơ hội để họ thể hiện tài năng của mình trước thần linh và cộng đồng.

Trong lễ hội chùa Đọi xưa có nhiều hoạt động thể hiện hoạt động nghề nghiệp được diễn ra như: thổi cơm thi, thi dệt vải, thi bưng trống….Ngày xưa khi xã Tiên Phong còn thuộc tổng Đọi Sơn có nghề trồng dâu nuôi tằm rất phát triển mà bà tổ làng nghề là Nguyệt Nga công chúa. Tưởng nhớ công đức của bà trong lễ hội chùa Đọi nhân dân địa phương đã tổ chức cuộc thi dệt vải nhằm tôn vinh làng nghề của mình. Đồng thời, đây cũng là hoạt động để người phụ nữ thể hiện sự khéo léo đảm đang của mình trước thần linh và người dự hội.

Nghề bưng trống cũng vậy. Đây là màn độc diễn của người dân Đọi Tam để khuếch trương nghề nghiệp của làng mình và cũng là một cuộc thử sức tay nghề cho những nghệ nhân trẻ. Nghề làm trống không phải là một nghề đơn giản, làm được một chiếc trống đẹp lại càng là một công việc khó khăn. Do đó hội thi bưng trống không chỉ là hoạt động tôn vinh làng nghề mà còn là nơi khẳng định tài năng của người Đọi Tam.

Trong không gian linh thiêng và thân mật đó, người dân tham gia cuộc chơi trước sự chứng kiến của thần linh và cộng đồng tham dự lễ hội, họ cố gắng thể hiện hết tài năng và sự khéo léo của mình. Qua đó họ thấy tự hào hơn về nghề nghiệp của mình, càng yêu nghề và dành những gì tâm huyết nhất để phát triển nghề truyền thống của mình phục vụ cuộc sống cũng như sự phát triển chung của vùng.

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 73 - 75)