Diễn biến lễ hội chùa Đọi.

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 40 - 56)

2.2.1. Phần lễ.

Lễ hội chùa Đọi chính thức được khai mạc vào sáng 19-3 âm lịch và kéo dài đến hết ngày 21-3. Tuy nhiên ngay từ ngày rằm tháng 3 khách lễ thập phương và nhân dân trong vùng đã đến dây lễ Phật rất đông cầu mong đức

Phật và các bậc thánh thần phù hộ độ trì cho bản thân, gia đình và bè bạn. Phần lớn trong những ngày này đi lễ chùa chủ yếu là các cụ già vì tuổi cao sức yếu các cụ rất ngại không khí đông người của ngày lễ hội. Cũng từ các ngày này trở đi các cơ sơ thờ tự như đình, chùa, miếu, mạo của các thôn trong xã Đọi Sơn đều mở cửa cho đến hết ngày tan hội để phục vụ nhân dân về lễ Thánh và cũng là lời mời các bậc thần linh bản thổ khác trong vùng cùng về tham dự lễ hội trên chùa Thượng. Thường thì khi mọi người về lễ Phật trên chùa họ đều đến lễ ở đền Đức Thánh Cả tại chân núi như một địa điểm không thể bỏ qua. Theo tâm linh của mọi người thì ngôi đền Thánh đó rất linh thiêng vì đó là thành hoàng làng của cả vùng. Lễ hội chùa Đọi không hoàn toàn là lễ hội của một tôn giáo nhất định là đạo Phật mà nó thể hiện sự dung hoà của đạo Phật với các tín ngưỡng dân gian bản địa của người dân nơi đây mà rõ nhất sự tồn tại của ban Đức Thánh và phủ Mẫu trong quần thể di tích của chùa. Văn hoá tín ngưỡng nơi đây rất phong phú và đa dạng thể hiện ở sự đa dạng lễ hội trong vùng. Dù là lễ hội chùa hay lễ hội đình diễn ra trên mảnh đất Đọi Sơn đều có nghi thức là những ngày trước khi diễn ra lễ hội nhân vật chủ trì đi mời tất cả các thần linh được thờ tự trong vùng cùng về dự lễ hội. Đó là một nét văn hoá đẹp thể hiện sự hoà hợp tôn giáo, sự giao hảo của các thần linh và ước vọng được sống trong hoà bình, đoàn kết của nhân dân Đọi Sơn. Đồng thời mặt khác nó cũng thể hiện đặc điểm tư tưởng mở và hoà đồng trong tôn giáo tín ngưỡng của người dân nơi đây.

Trong những năm gần đây vào ngày 18-3 (trước ngày lễ hội chùa Đọi khai hội một hôm) tại đền Trình hay còn gọi là đền Cổ Bồng ở lưng chừng núi trên con đường lên chùa Đọi (đền này không thuộc quản lí của chùa Đọi mà là đền thờ thần bản thổ của thôn Đọi Nhất), nhân dân thôn Đọi Nhất tổ chức một buổi tế lễ khá quy mô. Ngôi đền này là một địa điểm mà khi về lễ hội chùa Đọi người đi lễ hay tham quan vãng cảnh không thể không qua và nó cũng là một phần trong khu quần thể di tích chùa Đọi. Hiện nay ngôi đền đó đang tu

sửa lại nên chưa kịp đưa vào phục vụ lễ hội năm nay. Do đó buổi tế thường xuyên vào buổi chiều ngày 18-3 của dân làng Đọi Nhất tạm thời bị hoãn

Sáng 18-3, để tưởng nhớ công đức của các đời sư tổ đã xây dựng và phát triển ngôi chùa này đặc biệt là sư tổ Thích Chiếu Thường, đoàn con hương Phật tử và đội tế nữ quan từ Nam Định đã kết hợp cùng nhà chùa và nhân dân nơi đây tổ chức một buổi tế lễ tại nhà tổ. Buổi tế này được tổ chức rất long trọng và quy củ như trình tự của buổi tế lễ truyền thống khác. Đây là lòng thành kính của các tín đồ phật tử khắp nơi dâng lên Đức Phật và các vị sư tổ đã xây dựng chùa đồng thời cũng là dịp họ gửi lời cầu mong thần Phật che chở và phù hộ trong cuộc sống, giúp họ thực hiện những ước mơ khát vọng hoặc tìm ra con đường siêu thoát ngay trong cuộc đời trần tục để hành đạo và sống theo triết lí cao đẹp của nhà Phật, giáo dục bản thân và xây nhân quả đẹp cho thế hệ mai sau. Buổi tế lễ này có sự tham gia của nhà chùa và đông đảo nhân dân địa phương cũng như du khách thập phương về đây dự hội.

Trong những ngày này nhân dân trong vùng nhiều người lên chùa lễ Phật khi lễ hội chưa khai mạc, đồng thời dưới phủ Mẫu trong ngày 18-3 nhiều đồng cô, đồng cậu khắp nơi đã tổ chức hầu bóng cả ngày.

Ngày 19-3 lễ hội bắt đầu khai mạc.

Sáng sớm tinh mơ từ các nẻo đường dòng người tấp nập về chùa Đọi để dâng hương lễ Phật và tham gia vào lễ khai mạc hội chùa. Đứng trên núi cao nơi có ngôi chùa Long Đọi nhìn xuống ta thấy được cảnh dòng người tấp nập trên 9 con đuờng từ 4 hướng đổ về chùa Đọi. Nhân dân, du khách cùng tín đồ Phật tử các nơi nô nức về đây khi vệt cỏ ven lối lên chùa vẫn còn ướt đẫm sương đêm. Người về dự lễ hội chùa Đọi đủ già trẻ gái trai, đủ các loại phương tiện giao thông, đủ các thành phần xã hội trong không khí sôi động của ngày hội. Không khí lễ hội linh thiêng nhưng lại rất thân mật và hoà đồng

giữ những con người làm cho họ thân thiện và gần nhau hơn mặc dù có thể họ là những người xa lạ.

Còn tại các ngả đường từ các thôn trong xã Đọi Sơn các đội rồng, đội trống, đội sư tử, đội tế, đội bát âm và đoàn dâng hương cùng nhân dân trang phục đủ màu sắc xuất phát từ các đình làng của 6 thôn Đọi trống dong cờ mở hướng về trụ sở UBND xã là điểm xuất phát của lễ dâng hương lên chùa Long Đọi. Không khí rộn rã của lễ hội bao trùm một không gian rộng lớn mà tâm quy tụ là ngôi chùa trên núi Đọi Sơn

Khoảng 7h30’ sáng các đội trong đội hình dâng hương từ các thôn đã tề tựu đông đủ tại sân UBND xã Đọi Sơn. Đội rồng, đội sư tử và kì lân biểu diễn những màn múa để cổ động chào mừng lễ hội. Một con rồng dài (được 10 người thôn Đọi Tín đảm nhiệm) múa lượn trong sân cùng với hai con sư tử (của thôn Đọi Nhì và Đọi Lĩnh) trình diễn những điệu múa đẹp mắt, hai con mèo làm trò chạy lăng xăng xung quanh. Đội trống của làng Đọi Tam cũng cổ động không kém phần nhiệt tình với tiếng trống rộn rã của ngày hội.Thêm vào đó là 3 người đàn ông ăn mặc giả gái trang điểm loè loẹt, uốn éo làm trò “con đĩ đánh bồng” cũng tham gia góp vui làm cho trẻ con cười thích chí, người lớn thì trầm trồ thán phục những màn cổ động đẹp mắt của đội rồng, đội sư tử và kì lân. Múa rồng, sư tử và kì lân là những chàng trai khoẻ mạnh và vui tính với trang phục truyền thống màu đỏ thắt đai vàng, đầu chít khăn đỏ cùng với màu đỏ của rồng và sư tử tạo nên màu sắc vui tươi của lễ hội. Tất cả đội hình dâng hương đều mặc trang phục truyền thống. Sự tham gia cổ động nhiệt tình của nhân dân địa phương như một màn chào mừng thân thiết du khách về với lễ hội chùa Đọi cũng là thể hiện văn hoá hiếu khách và thân thiện của con người nơi đây.

Đúng 8h sáng 19-3 lễ dâng hương bắt đầu tiến hành xuất phát từ sân UBND xã Đọi Sơn. Tại đây, đội hình dâng hương đã tề tựu đông đủ. Một chiếc kiệu Long đình được chuẩn bị săn trên đó không phải là bát hương hay

ngai thứ của một vị thần thánh mà là ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Đây là yếu tố mới được đưa vào lễ hội nơi đây khi lễ hội được tổ chức lại nhưng nó thể hiện rõ truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân trong vùng đồng thời đó cũng là một hoạt động để tỏ lòng kính yêu vô hạn đối với người Cha của nhân dân Việt Nam. Người dân nơi đây đón Bác về cùng dự vui lễ hội truyền thống trong vùng đồng thời mong muốn Bác về đây chứng kiến sự đổi thay và từng bước phát triển của Đọi Sơn ngày nay. Đội hình dâng hương cũng đã vào vị trí để bắt đầu buổi dâng hương lên chùa lễ Phật.

Đi đầu đoàn dâng hương là hai con mèo (do hai người đàn ông đóng giả) lăng xăng đi dẹp đường cho đoàn dâng hương lên núi. Đây chỉ là hình thức tượng trưng thôi vì công tác này đội bảo vệ an ninh của xã và huyện đã làm từ trước đó. Tiếp theo là đội cờ gồm 8 chiếc cờ thần do 8 thiếu nữ xinh đẹp khoẻ mạnh đi hàng hai rước lên chùa. Sau đó là đội trống của thôn Đọi Tam gồm 5 người (hai người khiêng chiếc trống to, một người đánh) và 2 người khác gõ hai chiếc trống con để cổ động cho thêm phần sôi động. Theo sau đội trống là hai đội múa sư tử vừa đi vừa trình diễn những điệu múa đẹp mắt nhưng uy nghi thể hiện tài hoa cũng như tinh thần thượng võ vủa nhân dân nơi đây. Đặc biệt là chàng trai đảm nhận vị trí múa đầu sư tử không chỉ phải là những chàng trai khoẻ mạnh mà con phải là những người khéo léo mới thể hiện hết sự oai hùng của chúa sơn lâm.

Bám sát đội múa sư tử là đội múa rồng. Một con rồng dài khoảng 30m uốn lượn từ từ tiến lên núi. Múa rồng rất phổ biến ở nước ta. Rồng là con vật huyền thoại linh thiêng theo quan niệm tâm linh và đó cũng là một biểu hiện của tín ngưỡng cầu mùa phổ biến của cư dân nông nghiệp và cư dân vùng ven sông với tục thờ thần nước đặc biệt là vùng Hà Nam- nơi có rất nhiều con sông và hiện tượng lụt lội xảy ra thường xuyên. Tín ngưỡng này còn được thể hiện rất rõ trong hình tượng rồng chạm khắc trên thân bia và 4 con rồng đội tấm bia đá Sùng Thiện Diên Linh. Rồng ở nơi đây hình thù đặc trưng giống

những con rắn và theo quan niệm dân gian đó là con vật chúa tể của sông nước.Thờ rồng tại chùa và múa rồng tại lễ hội chùa Đọi thể hiện rõ văn hoá tín ngưỡng cổ truyền của người dân nơi đây nói riêng và cư dân nông nghiệp nói chung cầu mong mưa thuận gió hoà để phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như cầu mong vị thuỷ thần này phù hộ và không làm ra nhưng trận lũ lụt tàn phá vùng trũng này. Đó chính là nỗi lo thường trực trong cuộc sống của người dân khi mà hệ thông thuỷ lợi chưa đảm bảo như hiện nay. Vừa đi đội rồng vừa múa cổ động những điệu múa đẹp mắt theo nhịp trống phách và thanh la rộn rã trên con đường lên chùa.

Theo sau đội rồng là đội bát âm. Đội này sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc hoà tấu lên những âm thanh vui nhộn, tao nhã trong lễ hội truyền thống. Các loại hình nhạc cụ này thường xuất hiện trong các chiếu chèo hay trong các cuộc tế lễ truyền thống mà nó đang dần vắng bóng do nhu cầu thưởng thức âm nhạc hiện đại trong nhân dân. Đó là mảnh hồn của dân tộc còn lưu giữ được qua hoạt động của các lễ hội và sân khấu truyền thống thể hiện phong cách và nghệ thuật thưởng thức âm nhạc tinh tuý của cha ông ta ngày xưa. Vừa đi đội bát âm cũng tạo thêm không khí vui nhộn trong lễ dâng hương lên chùa cao. Tiếp đó là đội bát bửu được rước bởi 8 cô gái thanh tân. Bát bửu là 8 đồ vật quý mang tính chất tượng trưng thể hiện khát vọng của nhân dân, được sử dụng trong lễ rước làm tăng thêm vẻ uy nghi.

Tiếp đến là vị trí của chiếc kiệu trên đó thờ ảnh Chủ tịch kính yêu của chúng ta. Kiệu này do 4 người khiêng nhưng do địa hình lên chùa khá xa và dốc nên luôn thường trực thêm một đội 4 người nữa thay thế trên đường rước. Sau đó là 2 mâm lễ do xã chuẩn bị sẵn từ trước đại diện cho nhân dân và chính quyền xã Đọi Sơn tiến dâng Đức Phật do hai cô gái trẻ đẹp, có học thức đặc biệt là phải chưa có chồng mặc trang phục áo dài trắng đội lên chùa để làm lễ dâng hương tới cửa Phật. Đây là lễ hội chùa nên lễ vật dâng lên Đức Phật cũng đơn giản chủ yếu là các lễ vật chay như hoa quả, hương đăng, bánh

kẹo, xôi oản. Đó cũng là những quy định chung về lễ vật dâng lên của Phật. Con người lên đây lấy thành tâm là chính chứ không phụ thuộc vào lễ vật to hay nhỏ. Có nhiều năm chùa mở hội dùng hai đội kiệu để khiêng hai mâm lễ lên chùa nhưng năm nay do chùa đang tu sửa và kiến thiết nên mâm lễ chỉ do hai người đội lên.

Sau đó là các đoàn đại biểu là khách mời của xã và nhà chùa từ tỉnh uỷ, huyện uỷ và một số các sở ban ngành cùng với các cán bộ xã thay mặt chính quyền dâng hương lễ Phật trong ngày lễ hội thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến hoạt động lễ hội như một “địa chỉ” lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của vùng. Họ tham gia lễ hội không chỉ với tư cách là những quan chức chính quyền mà còn với vai trò của những người hành hương lễ Phật và tham dự lễ hội của quê hương. Đi sau là đội tế của 6 thôn trong xã đi thành hàng hai mỗi đội tế có hai người múa sênh tiền tạo nên những âm thanh réo rắt, các đội dâng hương của khách thập phương cùng nhân dân cũng nhập đoàn rước. Họ đi vừa để cổ vũ lễ hội vừa để tham gia đoàn dâng hương lên Đức Phật từ bi mong được phù hộ cho cuộc sống luôn gặp nhiều may mắn.

Đoàn dâng hương nối tiếp thành hàng dài mấy trăm mét chầm chậm tiến lên đỉnh núi nơi có ngôi chùa Long Đọi. Từ bên núi Rồng quan sát đội hình dâng hương đủ màu sắc như một con rồng khổng lồ đang từ từ đội trái núi có ngôi chùa thiêng bay lên. Cảnh tượng đó như tái hiện lại cảnh gần 1000 năm về trước khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long qua địa phận tổng Đọi Sơn xưa được nhân dân nơi đây chào mừng cổ động bằng màn múa rồng, múa trống khi nhà vua đi qua. Hình ảnh đó không chỉ thể hiện không khí đông vui của lễ hội, sự trù phú nơi đây mà còn thể sự thanh bình của đất nước. Dọc đường lên chùa các loại cờ tế, cờ thần và quốc kỳ được cắm xen kẽ tạo màu sắc đặc trưng của không gian lễ hội. Dòng người dâng hương lên chùa tưởng như không dứt vì người về với lễ hội ngày một đông.

Đến khoảng 9h đoàn dâng hương tập trung tại sân Tam Bảo trước cửa chùa. Đây là địa điểm tổ chức các nghi lễ của lễ dâng hương. Tại đó nhà chùa đã chuẩn bị sãn hương án để làm lễ dâng hương và đặt lễ vật trong lễ khai hội này. Khi đội hình dâng hương đã ổn định tại sân Tam Bảo, nhà sư trụ trì ngôi chùa cùng tăng ni, phật tử trong chùa và các ngôi chùa xung quanh với trang phục của nhà tu hành, tay lần tràng hạt miệng đọc kinh có một chú tiểu thỉnh chuông đi trước từ phía nhà thờ Tổ đi lên cùng đoàn dâng hương và nhân dân tiến hành khai mạc lễ hội chùa Long Đọi Sơn.

Mở đầu buổi khai mạc lễ hội chùa Long Đọi Sơn, ban tổ chức lễ hội làm lễ chào cờ. Đây là một yếu tố mới được đưa vào trong buổi lễ dâng hương thể hiện sự kết hợp giữ yếu tố văn hoá truyền thống và hiện đại trong lễ hội ngày nay. Sự trang nghiêm của lễ chào cờ lại càng làm cho lễ hội tăng thêm phần linh thiêng. Sau đó ban tổ chức giới thiệu các đoàn đại biểu tham gia lễ dâng hương và đọc giấy phép mở lễ hội. Tiếp theo, vị chủ tịch UBND xã Đọi Sơn đồng thời cũng là trưởng ban tổ chức lễ hội thay mặt cho chính quyền địa phương xã lên đọc diễn văn khai mạc lễ hội chùa Long Đọi Sơn.

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 40 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w