Lễ hội chùa Đọi thể hiện tư tưởng uống nước nhớ nguồn của cộng đồng người Việt.

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 61 - 64)

cộng đồng người Việt.

Đạo lý uống nước nhớ nguồn là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Đạo lý đó dạy cho chúng ta phải biết “ăn quả nhớ người trồng cây”, biết ơn những người đã tạo dựng nên những gì cho chúng ta hiện nay

đang có. Những gì chúng ta đang thừa hưởng không phải là những gì sẵn có hay tự nhiên từng có mà có đựơc nó cha ông ta bao nhiều thế hệ trước đã phải đổ bao mồ hôi công sức thậm chí cả xương máu mới tạo dựng lên được. Lễ

hội là một môi trường rất tốt để giáo dục các truyền thống quý báu của dân tộc cho thế hệ trẻ tương lai.

Lễ hội chùa Đọi được tổ chức vào ngày viên tịch của vị Đại hoà thượng Thích Chiếu Thường – người có công rất lớn trong việc xây dựng ngôi chùa bề thế 125 gian và phát triển chùa thành trường Bắc Kỳ Phật Giáo- một trung tâm Phật giáo lớn của trấn Sơn Nam xưa nhằm thoả mãn nhu cầu tâm linh trong đời sống tinh thần của người dân trong vùng. Khi cuộc sống của người dân mà nền kinh tế của họ dựa chủ yếu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, sức người chưa chế ngự được thiên nhiên hay bất lực trước nó hoặc có nhiều hiện tượng không thể giải thích được thì họ vin vào và giải thích bằng tư tưởng duy tâm hay bằng thần linh. Có thể trước khi lễ hội được tổ chức vào thời gian này thì tại chùa Đọi cũng đã có một ngày lễ hội nhưng sau đó ngày giỗ của vị đại hoà thượng này thu hút đông đảo người tham gia nên dần dần lễ hội đó sát nhập vào cùng một dịp và trở thành lễ hội như ngày nay. Có thể đây chỉ là một giả thiết mà chúng tôi luận ra từ bài văn bia Sùng Thiện Diên Linh do Nguyễn Công Bật soạn vào năm 1121:

Từ đó và mãi mãi

Năm tháng tỏ đèn nhang Viếng chùa xe tấp nập Như mây tụ non xanh.

Thường thì trước khi lễ hội diễn ra một ngày, vào ngày 18-3 nhiều đoàn tế ở nhiều nơi và nhân dân Đọi Sơn đã về chùa tổ chức một buổi tế lễ tại nhà tổ để tưởng nhớ công đức của các đời sư tổ và mời các sư tổ về đây dự lễ hội chùa như một lòng thành kính và dâng lên sư tổ những thành quả và các bước phát triển của ngôi chùa mà các sư tổ đã dùng tâm huyết để xây dựng. Đồng thời khi rã hội vào ngày 22-3 chùa cũng tổ chức một buổi tế tạ hội của nhân

dân Đọi Sơn đối với các vị sư tổ đã xây dựng nên một nơi để nhân dân trong vùng thoả mãn nhu cầu tâm linh của mình.

Chùa Đọi được xây dựng và phát triển với quy mô lớn gắn liền với công lao của các vị vương thất triều Lý đặc biệt là vị vua Lý Nhân Tông. Do vậy lễ hội chùa Đọi được tổ chức không chỉ là để tưởng niệm ngày mất của vị Đại hoà thượng Thích Chiếu Thường mà rất nhiều hoạt động lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công ơn các danh nhân có công lớn trong việc xây dựng chùa, có công với đất nước, với nhân dân trong vùng như Lý Thường Kiệt, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Nguyên phi Ỷ Lan, Nguyệt Nga công chúa….Đó là các hoạt động nhằm tái hiện lại cảnh đất nước thanh bình dưới thời vua Lý Nhân Tông như: đấu vật, chơi cờ, thi dệt vải, bơi thuyền….

Lễ hội chùa Đọi một mặt nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt tâm linh, văn hoá và vui chơi của người dân trong vùng nhưng qua các hoạt động đó đều thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta được bảo lưu trong các hoạt động của lễ hội. Không những thế, mọi người đến đây với lễ hội ngoài những lời cầu mong thần thánh phù hộ cho bản thân gia đình và mọi người thì đó cũng là một dịp mọi người mang lễ dâng lên thần Phật cầu mong cho sự siêu thoát và cuộc sống gặp nhiều tốt đẹp của những người thân đã khuất nơi chín suối. Tục này được bắt nguồn từ sự tích một đệ tử nhà Phật là Mục Kiều Liên đã cầu xin Đức Phật cứu mẹ mình ra khỏi âm cung thoát khỏi kiếp quỷ đói. Từ đó các đệ tử theo lời căn dặn của Đức Phật đã thực hành lễ Vu Lan Bồn để cứu độ cha mẹ tổ tiên vào ngày rằm tháng 7, dần dần nó trở thành ngày báo hiếu của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, đối với người Việt thì sự “báo hiếu” đó không chỉ là ngày rằm tháng 7 mà còn có thể vào bất cứ khi nào mà họ lên chùa lễ Phật. Dù điều đó có thể không có trong thực tế nhưng nó là một biểu hiện của một đạo lí hiếu lễ cao đẹp của người dân Việt Nam. Chúng ta cần lưu giữ, bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp này để giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay biết tôn trọng và giữ gìn

những tài sản tinh thần vô giá trong quá khứ làm cho con người sống tốt hơn, nhân ái hơn cùng nhau xây dựng một cuộc sống trong mối quan hệ những người cùng sinh ra trong một bọc (đồng bào) để vươn tới giá trị Chân-Thiện- Mỹ trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w