Lễ hội chùa Đọi nhằm thoả mãn nhu cầu giao lưu tình cảm giữa những con người, đặc biệt là tình cảm lứa đôi.

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 66 - 67)

giữa những con người, đặc biệt là tình cảm lứa đôi.

Sự sôi động chỉ là một mặt của lễ hội. Con người đến với lễ hội không chỉ tham gia vào các hoạt động cầu cúng và vui chơi giải trí mà họ đến đây còn có một nhu cầu giao lưu tình cảm rất lớn thể hiện trong hoạt động hát giao duyên tại lễ hội chùa Đọi. Thực ra hát giao duyên rất phổ biến trong lễ hội cổ truyền Việt Nam đặc biệt là trong lễ hội cổ truyền của dân cư vùng đồng bằng Bắc Bộ. Câu hát thay lời cho tình cảm giữ con người với con người trong lễ hội mà truyền thống của người Việt Nam là rất trọng tình mà nhân dân ta thường hay có câu: “một gánh cái lí không bằng một tí cái tình”. Tại đây không chỉ là nơi con người thể hiện tài năng của mình qua những câu hát trữ tình thiết tha, sâu lắng mà quan trọng hơn mà họ đã dồn tình cảm của mình tới người họ yêu quý một cách thầm kín theo phong cách của người Phương Đông. Hát giao duyên là khát vọng về hạnh phúc lứa đôi của con người trong cuộc sống.

Lễ hội chùa Đọi là một địa chỉ thu hút nhiều người khắp nơi về đây tham dự trong đó có nhiều nam thanh nữ tú. Họ đến với lễ hội còn có nhu cầu giao lưu tình cảm, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người để lễ hội thêm phần vui vẻ và mang nhiều ý nghĩa đích thực hơn. Rất nhiều đôi thanh niên nam nữ đã nên duyên từ đây. Cụ Trần Thị Chữ năm nay đã 86 tuổi quê ở tỉnh Thái Bình một lần đi hội chùa Đọi đã gặp cụ ông là Đinh Văn Lang người thôn Đọi Nhất và thế là một cô gái Thái Bình về làm dâu vùng Hà Nam đồng trũng. Ngày nay thỉnh thoảng cụ vẫn kể lại cho con cháu

nghe như một kỉ niệm đẹp của duyên phận. Có bao nhiêu trường hợp như vậy không ai có thể biết hết đựơc. Thanh niên nam nữ đến với lễ hội với mục đích giao lưu làm quen với nhiều người và xây dựng những mối quan hệ bạn bè mới. Đây là dịp để họ mở rộng mối quan hệ của mình vượt ra khỏi phạm vi ranh giới của luỹ tre làng. Đó chính là không gian mở của làng quê Việt Nam truyền thống.

Nhu cầu giao lưu tình cảm là một điều tất yếu giữa con người với con người mà lễ hội là một địa điểm lí tưởng cho việc thực hiện điều đó. Tại lễ hội chùa Đọi vào các tối 19,20-3 thanh niên trong vùng cũng như ở nơi khác về đây vui hội rất đông. Họ đến đây ngoài mục đích lễ Phật cầu may mà họ đến đây để giao lưu vui chơi giải trí, mong muốn có thêm nhiều bạn mới hay chỉ là muốn tìm hiểu về tâm lí con người và văn hoá các vùng khác nhau mà thôi. Nhu cầu hiểu biết về nhau giữa con người với con người trong lễ hội càng tăng thêm tình đoàn kết của cộng đồng dân cư nơi đây tạo nên sức mạnh để họ giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn trong cuộc sống, phát triển đi lên. Lễ hội chùa Đọi nói riêng và lễ hội Việt Nam nói chung đã đem con người đến gần nhau hơn, hiểu nhau và gắn bó với nhau hơn. Cái hay của lễ hội là ở chỗ đó.

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 66 - 67)