Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố đà nẵng (Trang 79 - 83)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Thực hiện tốt công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Đà Nẵng đã được Chính phủ phê chuẩn. Trên cơ sở đó, xác định dự án cần thiết gọi vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên về ngành nghề, thời gian và địa điểm cụ thể. Qua việc quy hoạch định ra các điều kiện ưu đãi, hình thức đầu tư, nguồn nguyên liệu. Trong quá tình chuẩn bị dự án đầu tư trực tiếp phải

chú ý nghiên cứu sự cần thiết gọi vốn đầu tư nước ngoài của từng loại dự án, phải tính toán khả năng tham gia vốn của các doanh nghiệp trong nước, trên cơ sở tận dụng tối đa nhà xưởng, thiết bị cũng như kêu gọi các nhà đầu tư trong nước góp vốn liên doanh nhằm phát huy hơn nữa nguồn lực từ bên trong.

Thành phố Đà Nẵng cần phát triển đa dạng hoá loại hình khu công nghiệp và phân chia chức năng các khu công nghiệp để hướng vào các loại hình công nghiệp khác nhau. Thực tế các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng đều tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp bao gồm loại hình công nghiệp ít gây ô nhiễm và rất ô nhiễm, điều này ảnh hưởng đến việc xử lý nước thải và nhiều vấn đề khác. Do vậy Đà Nẵng nên áp dụng 2 loại mô hình : khu công nghiệp chuyên ngành và khu công nghiệp sinh thái. Nếu thực hiện theo hai mô hình này sẽ cho phép thu hút, khai thác và sử dụng hiệu quả các dự án đầu tư nước ngoài.

Kết hợp phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất với việc đô thị hoá vùng nông thôn phụ cận. Đây là khu đô thị mới và khu dân cư phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất. Các công trình xây dựng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất như cấp điện cấp nước, UBND Thành phố Đà Nẵng phải chịu trách nhiệm đầu tư theo tiến độ yêu cầu của nhà đầu tư. Trong trường hợp thành phố chưa thực hiện ngay việc xây dựng các công trình này thì khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành xây dựng theo quy hoạch, thành phố sẽ hoàn trả lại các chi phí xây dựng.

Phối hợp với ban quản lý các KCX và KCN trong việc vận động đầu tư vào các KCN, đề ra các chính sách, giải pháp cụ thể để nhanh chóng thu hút đầu tư vào các khu này, phấn đấu trong giai đoạn tới sẽ thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài để lấp đầy trên 60% diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp. Trừ những dự án gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu, những dự án có yêu cầu đặc biệt. Kiên quyết định hướng các dự

án sản xuất công nghiệp còn lại đầu tư vào KCN, KCX để tạo điều kiện tập trung xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm.

Trong giai đoạn hiện nay cũng như thời gian tới, vấn đề đối với Đà Nẵng không chỉ là tăng cường thu hút vốn FDI vào phát triển KT-XH mà điều quan trọng hơn là hướng nguồn vốn ấy vào đúng những ngành kinh tế cần được ưu tiên phát triển và các khu công nghiệp tập trung. Các kế hoạch hoặc chương trình thu hút FDI cần được xử lý tổng thể cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của Thành phố. Các dự án FDI cần được quy hoạch, tập trung vào KCN-KCX cho phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị của Thành phố theo hướng mở rộng phát triển các khu đô thị mới, đảm bảo các vấn đề về môi trường và giao thông. Khuyến khích mạnh mẽ các DNFDI trong các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ cơ khí, điện tử, năng lượng, dịch vụ chất lượng cao.

Ngoài ra, Đà Nẵng cần đặc biệt coi trọng nghiên cứu xu hướng phát triển của thị trường vốn đầu tư trên thế giới, chính sách đầu tư của các khối, các nước, các tập đoàn công ty lớn để có đối sách thích hợp đối với hoạt động thu hút FDI. Thực hiện chủ trương đa phương hoá với các đối tác ĐTNN để tạo thế chủ động trong mọi tình huống. Cùng với việc tiếp tục thu hút các nhà đầu tư truyền thống ở Châu Á, ASEAN vào các dự án mà họ có kinh nghiệm và thế mạnh như chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, Đà Nẵng cũng cần chú trọng thu hút vốn của các tập đoàn lớn trên thế giới và nguồn vốn từ các nước có tiềm năng kinh tế lớn, thị trường lớn, công nghệ cao như Mỹ, Tây Âu... để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; chú ý các dự án lớn, dự án vừa và nhỏ, nhưng có công nghệ hiện đại.

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI đã được xây dựng, hình thành danh mục dự án gọi vốn FDI cho thời kỳ đến năm 2010. Danh mục này phải là bộ phận cấu thành quan trọng của danh mục dự án gọi vốn FDI quốc gia. Khi xây dựng danh mục dự án gọi vốn FDI cần lưu ý các vấn đề như: quy

hoạch tổng thể phát triển KT-XH của thành phố trong từng thời kỳ đã được cấp có thẩm quyền thông qua; tình hình triển khai thực hiện các dự án thuộc danh mục dự án gọi vốn của kỳ trước để rút kinh nghiệm và chọn lựa dự án chuyển tiếp gọi vốn cho kỳ hạn này; kế hoạch phát triển KT-XH được thông qua tại Đại hội Đảng bộ thành phố; các quy định của Nhà nước có liên quan đến việc xây dựng danh mục dự án gọi vốn FDI; đánh giá lợi thế của Đà Nẵng so với tỉnh lân cận; xem xét các điều kiện ràng buộc về hình thức đầu tư; xác định địa điểm, kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở khu vực dự kiến kêu gọi đầu tư; nhu cầu vốn, khả năng tham gia của các doanh nghiệp trong nước; nguồn lao động cung ứng.

Thành phố Đà Nẵng cần phối hợp với các tỉnh lân cận như Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi... để phát huy và tranh thủ tốt hơn các yếu tố về tài nguyên, thị trường, tạo sức hấp dẫn chung trong khu vực và riêng cho Thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó cần hợp tác với các tỉnh này trong việc kêu gọi Chính phủ hỗ trợ chi phí vận chuyển cho khu vực miền Trung nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng, vì cước phí vận chuyển tại khu vực này cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác trong nước.

Các dự án gọi vốn FDI có tính khả thi cao thì các thông tin về dự án càng cụ thể, càng tốt. Trong danh mục dự án gọi vốn FDI cần xác định rõ sản phẩm, công suất, tiến độ, trình độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, các chính sách khuyến khích, ưu đãi... đồng thời cần phổ biến rộng rãi các thông tin này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn, cân nhắc và nhanh chóng đi đến quyết định đầu tư chọn dự án để tiến hành đàm phán ta không thể tuỳ tiện thay đổi vì lợi ích của đơn vị hay của địa phương.

Cùng với việc lập quy hoạch chung, cần lập đề án gọi vốn đầu tư cho từng lĩnh vực cụ thể, nêu rõ những lợi thế và lợi ích của việc đầu tư cho lĩnh vực đó trên địa bàn Đà Nẵng, đồng thời từ cơ sở của mỗi đề án này cần tập trung vận động đầu tư vào từng nhóm loại nhà đầu tư có nhu cầu tương tự,

tránh việc vận động tràn lan, không hiệu quả. Nhằm tăng cường tính khả thi của dự án gọi vốn, tạo thuận lợi và lòng tin cho nhà đầu tư trong việc chọn lựa cơ hội đầu tư, danh mục dự án gọi vốn FDI được công bố cần có văn bản chính thức của cấp có thẩm quyền công bố. Danh mục dự án gọi vốn FDI khi đã công bố sẽ mặc nhiên được coi là đã thống nhất về chủ trương đầu tư, phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ.

Từ quan điểm chung của Đà Nẵng là đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài và tiếp tục tiến trình hội nhập kinh tế Thành phố cần chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư để đầu tư vào những dự án đã xác lập, đã lập quy hoạch.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố đà nẵng (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w