7. Kết cấu của luận văn
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NGHIỆP FDI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
Trên cơ sở Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị và 12 Chương trình lớn thực hiện Nghị quyết 33 của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã xác định phương hướng: “Xây dựng Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của cả nước, trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ của miền Trung” [5, tr.54]. Đà Nẵng đã tập trung xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch tổng thể đến năm 2020, tạo cơ sở cho việc quy hoạch chi tiết về lãnh thổ các khu công nghiệp, khu đô thị và quy hoạch đất đai, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Đồng thời, Đà Nẵng cũng đã đề ra là phải “nâng cao năng lực điều hành và quản lý nhà nước về hợp tác đầu tư. Thực hiện đầy đủ và vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh đi đôi với tiếp tục nghiên cứu ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” [5, tr.60]. Nhờ vậy, cơ chế chính sách quản lý đối với doanh nghiệp FDI ở Đà Nẵng đã được thực hiện linh hoạt hơn với nhiều nỗ lực từ chính quyền các cấp để tạo dựng các yếu tố phát triển cần thiết trong quy hoạch. Song, trong giai đoạn đầu, thu hút và quản lý các dự án FDI, thành phố chưa chú trọng đến việc xây dựng quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; thiếu quy hoạch chi tiết làm cho các nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn và rủi ro khi quyết định đầu tư vào Đà Nẵng. Có những dự án FDI đã được cấp phép nhưng khi đang triển khai xây dựng lại có ý kiến từ các cơ quan chuyên ngành
khác nhau buộc phải thay đổi triến trúc thiết kế công trình, giảm bớt chiều cao, thậm chí phải đình chỉ dự án hoặc phải di chuyển đi nơi khác, đã làm thiệt hại không nhỏ cho nhà đầu tư và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Đà Nẵng.