7. Kết cấu của luận văn
1.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
Thành công của Hà Nội trong quản lý các doanh nghiệp FDI là do các nguyên nhân sau:
Một là, Hà Nội đã xây dựng được quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, đây là cơ sở quan trọng cho việc
định hướng chiến lược thu hút đầu tư và đề ra các quyết sách quản lý hoạt động FDI. Căn cứ vào chiến lược tổng thể, Hà Nội đã xác định nhu cầu về vốn FDI đến năm 2020, đề ra chiến lược thu hút vốn FDI. Xác định và phân loại các ngành, nghề ưu tiên khuyên khích đầu tư. Nhờ đó, đã tạo dựng được cơ sở thông tin chính xác, đáng tin cậy có tính dài hạn cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại Hà Nội.
Hai là, từ tình hình thực tế, Hà Nội đã xây dựng qui hoạch và lập danh mục dự án gọi vốn FDI, và coi đó là nguồn vốn quan trọng vì nó không chỉ tạo
nguồn vốn mà còn là cơ hội đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, tiếp thu cách quản lý hiện đại và mở rộng thị trường.
Ba là, ban hành một số chính sách ưu đãi đối với FDI. Hà Nội đã ban hành chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, chính sách ưu đãi về giá đất, xây dựng kết cấu hạ tầng và giảm, miễn thuế đối với các lĩnh vực đang là đòn bẩy kinh tế quan trọng. Hệ thống chính sách đối với doanh nghiệp FDI cụ thể, chi tiết đối với từng lĩnh vực hoạt động, từng khu vực và được chính quyền thành phố Hà Nội quan tâm củng cố, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư cũng như lợi ích của thành phố, của đất nước.