7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến quản lý nhà nước đối vớ
NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng
Chúng ta bước vào thế kỷ 21, trước tình hình thế giới và khu vực đang có nhiều chuyển biến phức tạp, với những cơ hội và thách thức đan xen nhau, nhất là đối với những nước nghèo và chậm phát triển. Trong xu hướng toàn cầu hóa tư do hóa đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực các nước đang phát triển thì việc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội diễn ra rất gay gắt. Tình hình đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút FDI của Việt Nam nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng. Hơn nữa, hiện nay ba phần tư vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới là đầu tư lẫn nhau giữa các nước công nghiệp phát triển. Do sự tăng cường liên kết giữa các công ty đa quốc gia của Mỹ, Nhật, Tây Âu. Một phần tư còn chảy vào các nước đang phát triển, nhưng chủ yếu bị hút vào các nước công nghiệp mới (NICs) hoặc vào các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mêxicô. Chính những điều này tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ và là thách thức to lớn đối với Việt Nam nó chung và Đà Nẵng nói riêng.
Việt Nam được xếp vào những nước an toàn về đầu tư, do tình hình chính trị ổn định và môi trường đầu tư đang được cải thiện tích cực. Theo báo cáo đầu tư của thể giới năm 2005 do Hội nghị thương mại và phát triển liên
hiệp quốc (UNCTAD) công bố Việt Nam được xếp vào danh sách những nước có chỉ số thực hiện đầu tư cao đứng thứ 18 trong số 140 quốc gia được xếp hạng; tuy nhiên về tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam chỉ đứng thức 68/140. Các nhà đầu tư đánh giá ngày càng thận trọng hơn, không đầu tư ồ ạt theo hướng “đón đầu” như những năm 1990 mà thực hiện chính sách đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế và sức mua thực tế của người dân. Thực hiện từng bước tự do hoá thương mại và đầu tư theo lộ trình AFTA, khu vực đầu tư ASEAN cũng được các nhà đầu tư tính toán kỹ khi lựa chọn một vài địa điểm tốt nhất trong khu vực để sản xuất hàng hoá cho cả khu vực.
Trước bối cảnh đó nhà nước Việt Nam đã khẳng định phương hướng và nhiệm vụ thu hút vốn FDI là “thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, coi các doanh nghiệp nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế nước ta” [4]. Theo tinh thần đó Chính Phủ đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể nhằm tạo chuyển biến mới trong công tác thu hút FDI. Hàng loạt pháp lệnh, nghị định và văn bản pháp lý được ban hành nhằm sửa đổi những quan điểm chưa phù hợp, bổ sung và đưa ra các quy định mới làm cho Việt Nam hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài như: giảm mức thuế suất thu nhập cá nhân cao nhất đối với người nước ngoài; mở rộng phạm vi kinh doanh đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chuẩn hóa việc cung ứng ký phát và sử dụng séc thanh toán tại Việt Nam theo thông lệ quốc tế; đơn giản hoá các thủ tục hành chính và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết các thủ tục về đất; xoá bỏ chế độ hai giá; xóa bỏ các hạn chế về chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng vốn; giảm cước điện thoại quốc tế xuống mức tương đương với các nước trong khu vực; miễn thuế nhập khẩu một số đầu vào sản xuất cho các doanh nghiệp mới thành lập; tinh giảm thủ tục hải quan theo chuẩn mực quốc tế; cải tiến việc cấp, miễn thị thực; sửa đổi thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; xóa bỏ hạn chế về tỷ lệ vốn FDI trong một số ngành. đặc biệt vào cuối năm
2005, Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh. Trong đó có hai luật liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp FDI, đó là Luật đầu tư (chung) và Luật doanh nghiệp (thống nhất). Bên cạnh đó, Việt Nam thực hiện ký kết hiệp định Việt - Mỹ, tham gia vào các tổ chức quốc tế APEC, AFTA và sẽ gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong năm nay. Việc tham gian vào các tổ chức này cũng tạo ra một số thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng.
Cùng với cả nước, Đà Nẵng đang trên tiến trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu với ưu thế ngày càng mạnh lên của nền kinh tế tri thức. Qua 20 năm đổi mới, nhất là từ khi Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương đến nay, bộ mặt của thành phố thay đổi từng ngày, kinh tế - xã hội có bước phát triển nhanh, vững chắc và đạt được những thành tựu đáng kích lệ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài được chú trọng, là điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế thành phố ngày càng phát triển. Nét nổi bật trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Đà Nẵng là ngay từ đầu thành phố đã tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xác định các định các khu, các cụm công nghiệp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến với Đà Nẵng để làm ăn, kinh doanh vì lợi ích của doanh nghiệp, của nhà đầu tư, của Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng. Kết quả hoạt động của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trong những năm qua đã có nhiều cải thiện và góp phần vào sự tăng trưởng chung của kinh tế Đà Nẵng, đồng thời góp phần phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, chế biến thủy sản.
3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu thu hút FDI của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2006 -2010
Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị hiện đại, văn minh có môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, phát triển trong thế ổn định và bền vững, giữ vai trò trung tâm của miền Trung và Tây nguyên với cơ cấu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, thủy sản nông lâm trong mối quan hệ với cả nước, khu vực hành lanh Đông Tây và ASEAN.
Tạo ra sự chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng cho xuất khẩu, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất, tăng tỷ trọng dịch vụ và du lịch.
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của Đà Nẵng, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Gắn tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ dân trí. Tăng cường đầu tư công cộng cho vùng nông thôn, miền núi, vùng xa nhằm làm cho mức sống của tầng lớp dân cư tại thành thị và nông thôn càng cao hơn.
Đà Nẵng phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế. Da dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh tạo ra nội lực vững mạnh và môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng để thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài, tăng cường giao lưu kinh tế với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tham mưu chính sách, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật, có chính sách phát triển, sử dụng nhân tài, coi trọng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới, phát huy truyền thống văn hóa của nhân dân Đà Nẵng và hòa nhập vào các thành phố lớn trong cả nước.
Đà Nẵng phát triển kinh tế - xã hội bền vững kết hợp chặt chẽ với việc bảo vệ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.