Khái lược điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố đà nẵng (Trang 38 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Khái lược điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng

2.1. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Khái lược điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội thành phố Đà NẵngĐà Nẵng nằm ở trong vùng duyên hải của đất nước, trên trục giao Đà Nẵng nằm ở trong vùng duyên hải của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, chỉ cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế. Đà Nẵng có một vị trí đặc biệt thuận lợi và sẽ có nhiều tiềm năng, cơ hội để tạo ra môi trường tốt cho thu hút đầu tư nước ngoài.

Từ năm 1997, Đà Nẵng trở thành một thành phố trực thuộc Trung ương và được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nước; với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, kết cấu hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang, tốc độ tăng GDP bình quân trong năm 2001 đến 2005 là 13%. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng 48,2%; ngành dịch vụ 46,1%; ngành nông – lâm nghiệp - thủy sản 5,7%.

Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp của khu vực miền Trung. Hiện có hơn 4200 cơ sở công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động tại thành phố. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 8.542 tỉ đồng, tăng 20,2% so với năm 2004. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm dệt may, giày dép, thủy hải sản, hoá chất, cơ khí, vật liệu xây dựng... Kim ngạch xuất nhập khẩu của Đà Nẵng qua các năm không ngừng tăng lên với tỉ lệ tăng trưởng bình quân 15,2%. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ năm 2005 đạt 28.445 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt 500 triệu USD. Đến nay, sản phẩm của Đà Nẵng đã có mặt trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới [2].

Về kết cấu hạ tầng, Đà Nẵng có đủ 4 loại đường giao thông thông dụng là đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Hệ thống đường bộ chính của Đà Nẵng đã nhựa hoá và bê tông hoá 100%. Ga đường sắt của Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam. Từ Đà Nẵng có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có khả năng cho hạ cánh các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320. Hàng tuần, tại sân bay Đà Nẵng đó khoảng 84 chuyến bay nội địa, 6 chuyến bay quốc tế đến Hồng Kông và Thái Lan. Sắp tới, khi các dự án nâng cấp cảng biển, ga xe lửa, các tuyến đường bộ và ga hàng không quốc tế hoàn thành, Đà Nẵng sẽ có hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn thiện hơn. Ngoài ra, hệ thống cấp nước, cấp điện và thông tin liên lạc (Đà Nẵng là nơi ghé bờ của trạm cáp biển quốc tế tại Việt Nam) của Đà Nẵng phát triển mạnh và ngày càng được hiện đại hoá, được đánh giá xếp thứ ba trong cả nước, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Đà Nẵng có 5 khu công nghiệp đã hoàn thiện về kết cấu hạ tầng, sẵn sàng bàn giao mặt bằng. So với các tỉnh thành lân cận, các khu công nghiệp của Đà Nẵng được đánh giá rất cao về vị trí thuận tiện, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, giá đất và giá các loại dịch vụ khá cạnh tranh.

Với gần 800.000 dân với mức sống khá cao, Đà Nẵng là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng của các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ. Với giao thông thuận lợi, hàng hoá từ Đà Nẵng dễ dẫn đến với khu vực miền Trung và Tây Nguyên, một thị trường trẻ đầy hấp lực đối với các nhà đầu tư. Khi tuyến hành lang kinh tế Đông Tây hoàn thành vào cuối năm 2005, thị trường sẽ tiếp tục mở rộng đến Myanmar, Thái Lan, Lào, mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư. Từ Đà Nẵng, điểm cuối của Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC), hàng hoá có thể tiếp cận dễ dàng với thị trường trong nước và khu vực.

Nguồn nhân lực của Đà Nẵng dồi dào, chất lượng cao: Với 6 trường Đại học, 13 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề cũng như các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, hàng năm, thành phố đào tạo được hàng chục nghìn lao động trẻ với kiến thức khá vững vàng. Lực lượng lao động của Đà Nẵng có chất lượng hàng đầu trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tác phong công nghiệp, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi và tinh thần trách nhiệm cao là những điểm mạnh của lực lượng lao động Đà Nẵng.

Đà Nẵng được đánh giá là địa phương có chính sách thu hút đầu tư rất thông thoáng. Các dự án do thành phố cấp giấy phép đầu tư, thời hạn cấp giấy phép tối đa không quá 10 ngày đối với dự án thuộc diện thẩm định và không quá 5 ngày đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư. Mọi thủ tục chỉ thông qua “1 cửa” duy nhất là Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng. Ngoài ra thành phố còn có nhiều ưu đãi về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng... Thủ tục hành chính - điều mà các nhà đầu tư lo ngại nhất khi quyết định bỏ vốn kinh doanh - đã và đang được Đà Nẵng cải cách triệt để nhằm tạo sự thoải mái nhất cho các nhà đầu tư.

Trên địa bàn Đà Nẵng có tới 15 ngân hàng và công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn và trung hạn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể tận dụng nguồn

vốn dài hạn với lãi suất thấp từ Quỹ Hỗ trợ phát triển. Thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng, thuận tiện, phương thức thanh toán đa dạng cộng với nhiều dịch vụ tiện ích khác sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Như vậy, Đà Nẵng là thành phố có điều kiện thuận tiện trên nhiều mặt như vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ khá hoàn chỉnh cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

2.1.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố đà nẵng (Trang 38 - 41)