Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn năm 1997 –

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố đà nẵng (Trang 41 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn năm 1997 –

năm 1997 – 2000 (xem bảng 2.1)

Trong giai đoạn này, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng có xu hướng giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở các nước Đông Nam Á. Số lượng dự án đàm phán, hồ sơ xin cấp phép đầu tư giảm rõ rệt.

Bảng 2.1: Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng

giai đoạn 1997 - 2000

ĐVT 1997 1998 1999 2000

Số dự án mới Dự án 6 4 2 2

Vốn đầu tư USD 28.800.565 33.500.000 1.580.000 1.500.000 Tổng vốn đầu tư luỹ kế USD 447.500.000 464.200.000 391.659.783 371.145.783 Vốn pháp định luỹ kế USD 193.800.000 201.900.000 174.433462 165.816.132 Vốn thực hiện luỹ kế USD 145.000.000 180.000.000 191.522.000 174.140.978

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng

Số lượng dự án mới được cấp phép giảm dần qua các năm. Nếu như lấy năm 1997 làm mốc với số lượng dự án là 6 dự án thì sang năm 1998 chỉ cấp phép được 4 dự án mới. Số lượng dự án cấp phép mới tiếp tục giảm trong hai

năm tiếp theo. Con số đó chỉ bằng 33,34% so với năm 1997 và bằng 50% so với năm 1998. Nguyên nhân là tâm lý e ngại, sợ rủi ro của các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả các ngân hàng bảo trợ đầu tư đối với khu vực Đông Nam Á. Phần lớn các nhà đầu tư có ý định đầu tư vào thành phố thuộc các quốc gia khu vực Đông Nam Á, hiện đang bị khủng hoảng tài chính hoặc đang gặp khó khăn về kinh tế, tài chính.

Lượng vốn đầu tư đăng ký mới trong giai đoạn này biến động thất thường, lúc lên lúc xuống nhưng xu thế đi xuống là chính. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã ảnh hưởng rất lớn đến lượng vốn đăng ký mới. Mặc dù số dự án cấp phép mới năm 1998 chỉ bằng 66,7% so với năm 1997 nhưng lượng vốn đăng ký mới lại lớn hơn so với năm 1997, và bằng 116,32% so với năm 1997. Nguyên nhân là do có một dự án được đầu tư bởi tập đoàn sản xuất và kinh doanh nước giải khát nổi tiếng trên thế giới (tập đoàn Cocacola) với tổng số vốn lên tới 25 triệu USD thời gian hoạt động 30 năm. Trong hai năm tiếp theo lượng vốn đăng lý mới giảm mạnh, mặc dù điều đó đã được dự đoán trước song khó tưởng tượng nổi rằng lượng vốn đăng ký mới giảm chỉ 4,7% và 4,47% so với năm 1998. Nguyên nhân là do trong hai năm đó chỉ có các công ty đầu tư với qui mô nhỏ vào Đà Nẵng, sản xuất các mặt hàng bảo hộ lao động hay gia công các loại quần áo...

Tổng số vốn đầu tư lũy kế năm 1998 tăng 3,73% so với năm 1997, nhưng lần lượt hai năm tiếp theo lại giảm mạnh. Trong năm 1999 giảm xuống còn 391.659.783 USD, giảm 12,48% so với năm 1997. Sang năm 2000 lượng vốn chỉ còn bằng 82,9% và giảm tới 17,1% so với năm 1997. Nguyên nhân là do trong hai năm 1999 và 2000 số lượng dự án rút giấy phép đăng ký kinh doanh là 6 dự án chiếm 66,67% tổng số dự án rút giấy phép trong giai đoạn này. Và đây là nguyên nhân chính khiến số vốn pháp định trong hai năm 1999 và 2000 giảm so với năm 1997 và 1998.

Lượng vốn thực hiện vẫn tiếp tục tăng qua các năm 1998, 1999. Nhưng đến năm 2000 lại giảm đột ngột là do trong năm này có một số dự án sau khi đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng nhưng vì phía công ty mẹ bị khủng hoảng tài chính nên phải rút về, nhường lại cơ sở hạ tầng cho Việt Nam. Luỹ kế đến năm 2000 lượng vốn thực hiện đạt 174.140.978 USD chiếm 46,9% tổng vốn đăng ký. Vốn thực hiện như trên đã bổ sung một nguồn quan trọng vào tổng vốn đầu tư trên địa bàn, góp phần vào quá trình duy trì mức tăng trưởng kinh tế của thành phố, nhất là trên lĩnh vực công nghiệp.

Qua tình hình thu hút các dự án mới trong giai đoạn này như đã phân tích, ta có thể thấy ngoài nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ xẩy ra, đồng thời cũng có thể thấy nó còn phản ánh một số bất cập ở Việt Nam. Đó là các chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài trong gia đoạn này còn thiếu ổn định, chưa có sự thống nhất giữa các cấp các ngành, đôi khi còn chồng chéo nhất là qui định của các Bộ ngành và địa phương. Những bật cập này đã làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Hơn nữa, trong giai đoạn này xét về cơ sở vật chất phục vụ cho các dự án đầu tư nước ngoài và cơ sở vật chất của Đà Nẵng còn kém hơn nhiều so với các tỉnh khác trong nước như Hà Nội, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh... và một điểm yếu mang tính khách quan và dường như không thể thay đổi được là khí hậu của miền Trung nói chung và của Đà Nẵng nói riêng là không được thuận lợi so với các vùng khác trong nước.

Các dự án liên tục giảm như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng, không những làm giảm nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn của thành phố mà nó còn ảnh hưởng đến cả kinh ngạch suất khẩu, số lượng lao động...

a) Tình hình rút giấy phép của các dự án FDI

Bảng 2.2: Tình hình rút giấy phép của các dự án FDI

ĐVT 1997 1998 1999 2000

Số dự án rút Dự án 1 2 3 3

Vốn đầu tư USD 1.022.000 7.000.000 41.000.000 11.500.000 Vốn pháp định USD 328.330 2.700.000 14.500.000 4.300.000

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng

Đối lập với việc giảm dự án đăng ký mới, số lượng các dự án rút giấy phép đăng ký kinh doanh trong giai đoạn này lại có xu hướng tăng, bình quân mỗi năm có 2,25 dự án bị rút giấy phép, đây là con số tương đối lớn trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài. Thường thì nó phản ánh tình trạng yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng trong giai đoạn này phần lớn là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, cụ thể là có hai dự án liên doanh chuyển thành doanh nghiệp đầu tư trong nước (Công ty liên doanh TNHH dệt Hải Vân và công ty liên doanh thuốc lá Đà Nẵng). Mặc dù trong năm 1999 số lượng dự án rút giấy phép đăng ký kinh doanh chỉ có 3 dự án nhưng lượng vốn rút ra lên tới 41 triệu USD, là do có hai dự án lớn do gặp khó khăn trong việc triển khai dự án nên đã rút giấy phép đó là Công ty liên doanh ô tô Nissan và công ty liên doanh khách sạn Tourane với lượng vốn rút lên tới 39,5 triệu USD (bảng 2.2).

Tuy nhiên, cũng không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan về phía Đà Nẵng. Đó là trình độ của một số cán bộ của Đà Nẵng trong các liên doanh còn yếu kém. Tình trạng tranh chấp giữa các bên liên doanh tồn tại nhiều. Dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ buộc bên đối tác nước ngoài phải rút vốn về.

b) Cơ cấu theo hình thực đầu tư của các dự án FDI (bảng 2.3)

Trong giai đoạn 1997 đến 2000, hình thức liên doanh giữ vai trò chủ đạo trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Song số doanh

nghiệp liên doanh ngày càng giảm theo thời gian, số lượng doanh nghiệp liên doanh năm 2000 giảm chỉ còn bằng 77,78% so với năm 1997 và bằng 75% so với năm 1998. Đối lập với việc liên tục giảm của các doanh nghiệp liên doanh là việc tăng đều đặn của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Nếu như năm 1997 chỉ có 14 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thì tới năm 2000 con số này đã lên đến 19 doanh nghiệp. Trung bình mỗi năm tăng 1,25 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tình hình trên cũng cho chúng ta thấy sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp liên doanh. Đa phần các doanh nghiệp này liên doanh với doanh nghiệp nhà nước, trình độ quản lý của các bộ tham gia liên doanh của Đà Nẵng còn hạn chế, cán bộ chủ chốt do chính quyền địa phương cử không thông qua thi tuyển. Nên thiếu hiểu biết về chuyên môn, luật pháp... Hơn nữa nguồn vốn đóng góp lại là của nhà nước nên dường như trách nhiệm của các chủ thể quản lý không trở thành gánh nặng đối với họ, dẫn đến không làm tốt vai trò đại diện cho nhà nước tham gia dự án. Lãi hay lỗ đều thuộc về nhà nước. Chính những tiêu cực này đã dẫn đến việc liên tiếp giảm số doanh nghiệp liên doanh.

Bảng 2.3: Cơ cấu theo hình thức đầu tư các dự án FDI ở Đà Nẵng

ĐVT: Dự án

1997 1998 1999 2000

1.Hình thức FDI

Liên doanh 27 28 26 21

100% vốn nước ngoài 14 16 17 19

2. Không gian của các dự án FDI

Ngoài khu công nghiệp 29 31 30 26

Trong khu công nghiệp 12 13 13 14

Tổng dự án FDI 41 44 43 40

Các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong giai đoạn này do các khu công nghiệp chưa phát triển và ổn định. Tính đến năm 2000 trên địa bàn thành phố mới chỉ có 3 khu công nghiệp (Đà Nẵng, Hoà Khánh và Liên Chiểu) đa số các dự án nằm trong khu công nghiệp là các dự án trong nước (50 dự án) chiếm 78,13% các dự án đầu tư. Còn có sự phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tiền thuê mặt bằng của các dự án đầu tư nước ngoài còn cao hơn nhiều so với các dự án trong nước, hơn nữa các thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp còn rườm rà, tiền thuê đất còn cao hơn so với các thành phố khác trong nước. Nhưng theo thời gian số lượng các dự án đầu tư vào khu công nghiệp tăng lên. Do các chính sách, thủ tục về thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng được cải thiện, sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước ngày càng giảm. Mặt khác cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp từng bước được cải thiện theo thời gian.

c) Cơ cấu theo ngành nghề đầu tư của các dự án FDI (bảng 2.4)

Bảng 2.4: Cơ cấu theo ngành nghề đầu tư của dự án FDI

ĐVT: Dự án

1997 1998 1999 2000

Sản xuất công nghiệp, xây dựng và kinh

doanh cơ sở 21 23 24 26

Dịch vụ khách sạn – nhà hàng, vận tải công cộng

9 9 8 6

Nuôi trồng chế biến

Nông – Lâm - Thủy hải sản

11 12 11 8

Tổng số dự án 41 44 43 40

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng

Cơ cấu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng phù hợp với mục tiêu và định hướng đặt ra của thành phố là tăng cường tỷ trọng đầu tư vào công nghiệp và cơ sở hạ tầng, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng ngày càng tăng nếu như năm 1997 ngành sản xuất công nghiệp chiếm 51,2%

về số dự án thì tới năm 2000 đã tăng lên 65%. Tuy nhiên trong giai đoạn này thế mạnh của Đà Nẵng về du lịch chưa được khai thác đúng tiềm năng của thành phố, trong giai đoạn này không có một dự án nào đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Các nhà đầu tư đến thành phố để khai thác tiềm năng du lịch và tìm kiếm cơ hội đầu tư đối với lĩnh vực có tính hấp dẫn này nhưng vào thời điểm đó, thị trường về lĩnh vực này đang bị bão hòa do đó họ quyết định không đầu tư.

Do cơ sở hạ tầng của thành phố trong thời kỳ này kém nên chưa hấp dẫn việc thu hút các dự án về vận tải công cộng. Trong suốt giai đoạn chỉ có một dự án đầu tư vào lĩnh vực này đó là công ty liên doanh vận tải hành khách công cộng Đà Nẵng – Kogyo với 70% vốn thuộc bên Nhật Bản. Bên cạnh đó các dự án đầu tư vào ngành nghề nuôi trồng chế biến nông lâm thủy hải sản cũng chững lại và có xu hướng giảm dần. Mặc dù UBND thành phố Đà Nẵng rất khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. Vì đây cũng là một trong những lĩnh vực thế mạnh của Đà Nẵng.

d) Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo quốc gia đầu tư

Bảng 2.5: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quốc gia

vùng lãnh thổ vào Đà Nẵng (12/2000)

ĐVT: USD

Quốc gia vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tư

Malaysia 07 145.495.000 Hồng Kông 03 71.415.190 Úc 03 29.545.000 Đài Loan 08 27.457.000 Singapo 01 25.000.000 Anh 01 19.442.000 Italia 02 18.500.000 Nhật 05 16.350.000 Trung Quốc 04 9.280.000 Thái Lan 02 4.320.000 Pháp 02 2.900.593 Nga 02 1.441.000 Tổng cộng 40 371.145.783

Số lượng các quốc gia tham gia đầu tư vào Đà Nẵng trong giai đoạn 1997 đến 2000 còn khiêm tốn. Đến cuối năm 2000 mới chỉ có 12 quốc gia đầu tư vào thành phố và đa số vẫn là các nước thuộc khu vực Châu Á. Các nước này không chỉ chiếm phần lớn về dự án mà còn cả về vốn đầu tư. Dẫn đầu giai đoạn 1997 đến 2000 về vốn đầu tư là Malaysia 36.589.510 USD thời gian hoạt động 50 năm, xí nghiệp trách nhiệm hữu hạn SINARA vốn đầu tư 25.045.500 USD thời gian hoạt động 20 năm... Các nước Châu Âu đầu tư vào thành phố còn khiêm tốn, đặc biệt trong giai đoạn này chưa có nước nào thuộc Châu Mỹ đầu tư vào Đà Nẵng, do việc quảng bá về thành phố Đà Nẵng còn hạn chế.

Chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài của Đà Nẵng chưa thông thoáng, thị trường chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nhất là trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ, do sức mua tại thị trường còn thấp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố đà nẵng (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w