Kinh nghiệ mở Đồng Nai

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố đà nẵng (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1.3.Kinh nghiệ mở Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài thành công nhất trong cả nước. Từ năm 1998 đến 2002, Đồng Nai đã thu hút được 409 dự án với

tổng vốn đầu tư lên đến 5.488,2 triệu USD, chiếm 14,03% lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Hiện nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đồng Nai chiếm từ 45 – 50% tổng vốn đầu tư của toàn tỉnh. Thành công đó được đúc kết thành bài học sau:

Thứ nhất, Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân đồng tâm nhất trí

tìm các biện pháp hợp lý nhất để thu hút vốn FDI trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong công tác quản lý nhà nước, các cơ quan đã thực hiện thành công quy chế quản lý một cửa, thời gian cấp phép cho doanh nghiệp nước ngoài nhanh chóng (năm 2003 đã cấp giấp phép cho công ty Mainetti Vietnam 100% vốn Singapore chỉ mất 3 giờ đã được vào khu công nghiệp Amata).

Thứ hai, vận dụng sáng tạo chủ trương thu hút vốn FDI, từ năm 1988

Đồng Nai đã quy hoạch các khu công nghiệp đáp ứng cho nhu cầu bố trí dự án đầu tư và đã thu hút được các dự án tập trung vào khu công nghiệp. Đồng thời, linh hoạt cho phép công ty phát triển kết cấu hạ tầng đàm phán thoả thuận với nhà đầu tư ứng trước phí sự dụng hạ tầng, đã tạo được nguồn vốn rất quan trọng để xây dựng kết cấu hạ tầng ban đầu. Chú trọng công tác xúc tiến, vận động đầu tư. Thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đóng góp ý kiến, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các bộ ngành Trung ương, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh, qua đó các cơ quan quản lý địa phương cải tiến dần lề lối làm việc.

Thứ ba, chú trọng công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao

động. Các trung tâm xúc tiến việc làm trước khi giới thiệu người lao động để doanh nghiệp phỏng vấn tuyển dụng, bồi dưỡng cho người lao động biết được quy định của Bộ luật lao động. Riêng đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo bồi dưỡng, khá về chuyên môn nghiệp vụ và có trách nhiệm đối với công việc.

Thứ tư, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển song hành với

thu hút FDI: tích cực tác động và huy động các nguồn vốn trong xã hội để đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố đà nẵng (Trang 31 - 33)