Cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tư

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố đà nẵng (Trang 28 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3.3 Cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tư

Thẩm định dự án FDI là một khâu quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI. Thông qua thẩm định, Nhà nước đánh giá được mức độ phù hợp với quy hoạch phát triển chung của ngành, địa phương; các mặt lợi hại của FDI; cũng như thực hiện tốt hơn vai trò điều tiết vĩ mô đối với doanh nghiệp FDI trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kết quả của việc thẩm định dự án FDI là căn cứ để quyết định cho doanh nghiệp FDI hoạt động trong nền kinh tế tại địa bàn tiếp nhận đầu tư. Vì vậy, chất lượng của công tác thẩm định dự án FDI sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI. Nếu thẩm định dự án FDI không tốt thì trong tương lai sẽ có những doanh nghiệp FDI hoạt động kém hiệu quả, nguy cơ các doanh nghiệp giải thể trước thời hạn rất cao.

Thẩm định cấp giấp phép đầu tư cho doanh nghiệp FDI là việc nghiên cứu, phản biện một cách có tổ chức, khách quan và khoa học những nội dung cơ bản của một dự án FDI nhằm đánh giá tính hợp lý, mức độ hiệu quả và tính khả thi của dự án trước khi quyết định cấp giấp phép đầu tư. Qua đó góp phần làm sáng tỏ các vấn đề về: thị trường, công nghệ, kỹ thuật, tài chính, xem doanh nghiệp có khả năng hoạt động đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cũng như giúp cho địa bàn tiếp nhận đầu tư đạt hiệu quả kinh tế - xã hội hay không và để tránh thu hút phải doanh nghiệp nước ngoài hoạt động không có hiệu quả, không phù hợp.

Doanh nghiệp FDI được cấp giấp phép đầu tư hoặc được đăng ký cấp giấp phép đầu tư khi nó đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bên tiếp nhận đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch của từng ngành, từng vùng, từng địa phương cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, doanh nghiệp FDI cũng phải thể hiện được, lợi ích của họ không

tách rời lợi ích cộng đồng xã hội. Do đó, công tác thẩm định cấp giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp FDI cần phải xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội, chú trọng đến phương châm hai bên cùng có lợi và bảo đảm tính độc lập tự chủ của nhau trong quá trình hợp tác đầu tư. Khi thẩm định, Nhà nước cần tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp FDI trong quan hệ hài hoà với lợi ích chung xã hội và cần phải đưa ra các kết luận rõ ràng sau khi từng nội dung và toàn bộ dự án FDI được thẩm định xong. Trong quá trình thẩm định, các cơ quan cấp giấp phép thường xem xét kỹ các nội dung sau: tư cách pháp lý, năng lực tài chính của đầu tư nước ngoài; mức độ phù hợp của mục tiêu dự án FDI với quy hoạch chung; trình độ kỹ thuật, công nghệ áp dụng phù hợp với địa bàn tiếp nhận đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội do doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động tạo ra. Các nội dung thẩm định cấp phép đối với doanh nghiệp FDI nhiều hay ít và là những vấn đề gì tùy thuộc vào tình hình và sự lựa chọn của mỗi địa bàn tiếp nhận đầu tư trong từng thời kỳ nhất định. Ngoài bốn nội dung trên, ở Việt Nam các doanh nghiệp FDI trước khi được cấp phép còn phải xem xét đến mức độ hợp lý của việc sử dụng đất, phương án đền bù giải phóng mặt bằng và vấn đề định giá tài sản.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố đà nẵng (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w