PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚ

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố đà nẵng (Trang 76 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚ

VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIX của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã đề ra, nâng cao năng lực điều hành và quản lý nhà nước về hợp tác đầu tư. Thực hiện đầy đủ và vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh đi đôi với tiếp tục nghiên cứu ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư nhằm tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đà Nẵng khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI hoạt động và phát triển, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, cùng với việc khai thác các nguồn lực của thành phố tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI, Đà Nẵng cần nắm vững nguyên tắc và có quan điểm rõ ràng, để tạo ra sự thống nhất và tránh được nhận thức không đúng gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp FDI. Sau đây là một số phương hướng cơ bản:

Trước hết, các cấp, các ngành cần hiểu một cách thống nhất các chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về FDI, khẳng định nhất quán và bằng hành động cụ thể: kinh tế có vốn ĐTNN là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, để không có những hành vi khác trong quá trình quản lý, gây khó

khăn cho ĐTNN nói chung và hoạt động của DNFDI nói riêng. Từ đó phải xây dựng và thực hiện cho được một hệ thống giải pháp đồng bộ về thu hút FDI và quản lý hoạt động của DNFDI nhằm đẩy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ĐTNN, với yêu cầu phải gắn ĐTNN với kế hoạch phát triển KT-XH của thành phố, của đất nước; với quy hoạch, chuyển dịch vơ cấu kinh tế; phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, không chạy theo số lượng.

Thứ hai, không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính

sách, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho DNFDI trong nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Khắc phục khuynh hướng không coi chức năng quản lý là để phát triển KT-XH, mà coi quản lý như là để quản lý, để chứng minh quyền hành của một tổ chức, thậm chí một quyền hành của một cá nhân. Phải thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, tạo niềm tin trong quan hệ giữa chính quyền Đà Nẵng với các DNFDI làm cho các nhà đầu tư nước ngoài phấn khởi, không sợ phải đối phó với những thay đổi trong một số chủ trương chính sách của thành phố. Điều đó giúp nhà đầu tư dành được nhiều thời gian, công sức cho việc sản xuất kinh doanh nhằm đạt được kết quả cao, có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, như việc sử dụng lao động, việc nộp thuế, thuê mặt bằng... Đồng thời, nhà đầu tư cũng sẵn sàng cùng với thành phố giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao. Việc tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi bao gồm cả môi trường an ninh, trật tự về chính trị, xã hội, môi trường pháp chế rõ ràng, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư thông thoáng để các DNFDI yên tâm đầu tư phát triển SX-KD. Nhưng cũng không phải vì thế mà buông lỏng sự quản lý Nhà nước mà Đà Nẵng cũng cần phải tăng cường sự quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của DNFDI.

Thứ ba, phải thực hiện được các mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đã

đề ra trong quan hệ hợp tác đầu tư và hội nhập quốc tế góp phần khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải nhận thấy mặt trái của DNFDI nếu không có biện pháp quản lý tốt của Nha nước, DNFDI có thể dựa vào thế mạnh về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý dày dạn lâu năm trong thương trường để thôn tính phía đối tác Việt Nam, chèn ép các doanh nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng môi trường bị tàn phá, nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, trốn lậu thuế, tệ nạn xã hội phát triển, sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc. Do vậy, QLNN đối với DNFDI phải biết phát huy mặt tích cực, tạo điều kiện cho yếu tố tích cực phát triển, nhận rõ những hạn chế tiêu cực của DNFDI để ngăn chặn, có biện pháp xử lý kịp thời.

Thứ tư, QLNN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài cần phải nắm bắt được xuất xứ, khả năng sở trường và ý định hoạt động tại Đà Nẵng của từng đối tác nước ngoài; mặt khác, cũng cần biết đặc điểm, tập quán của từng đối tác nước ngoài để có sự ứng xử thích hợp. Trong quản lý đòi hỏi phải có sự linh hoạt, mềm dẻo, vận dụng sáng tạo trên cơ sở tôn trọng quyền làm chủ của DNFDI, thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi. Những quy định của Nhà nước liên quan đến tất cả các hoạt động của DNFDI phải phù hợp với thông lệ quốc tế và có sự tham khảo chọn lọc kinh nghiệm quản lý thực tế của các nước trong khu vực. Các cơ quan QLNN các cấp phải có thái độ thực sự chia sẻ, coi khó khăn của DNFDI là khó khăn của chính chúng ta, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài mỗi khi xuất hiện những vấn đề mới, những tình huống đột xuất, ngoài ý muốn, đòi hỏi phải có sự giúp đỡ, sự can thiệp của các cấp chính quyền thành phố, như vấn đề tranh chấp trong sản xuất – kinh doanh, vấn đề các đơn vị cung ứng dịch vụ không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh, hoặc vấn đề công nhân

đình công, đòi quyền lợi... để tập trung chỉ đạo hoạt động của DNFDI. Nhưng tất cả đều phải trên cơ sở tuân thủ luật pháp Việt Nam, giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia.

Thứ năm, cần chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác quản lý đầu tư.

Một chính sách tốt chỉ được hiện thực hoá trong cuộc sống khi có một đội ngũ cán bộ triển khai tốt. Nếu như không có được một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ và có đủ những phẩm chất cần thiết thì mọi chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài dù có hấp dẫn đến mấy cũng rất khó lôi kéo được các nhà đầu tư. Đà Nẵng không thể hấp dẫn các nhà đầu tư bằng những chính sách thu hút thông thoáng nhưng lại có đội ngũ cán bộ quản lý kém cỏi, hay hạch sách, nhũng nhiễu. Tình trạng một số cán bộ quản lý trên lĩnh vực này lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài để nhũng nhiễu, vòi vĩnh đã từng xảy ra ở nhiều nơi trong thời gian qua đã tạo ra cái nhìn không mấy thiện cảm của các doanh nhân nước ngoài đối với hệ thống cán bộ công quyền thành phố. Do đó, phải đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý làm việc ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc ở các cơ quan xét duyệt các dự án đầu tư nước ngoài có đủ năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững vàng và phải biết đặt lợi ích của thành phố, của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố đà nẵng (Trang 76 - 79)