7. Kết cấu của luận văn
1.3.2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Chính phủ Thái Lan đã tiến hành một loạt các biện pháp để tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI, như sau:
Bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài của Thái Lan rất gọn nhẹ và tập trung, đó là Ủy ban đầu tư là cơ quan duy nhất trực tiếp giải quyết và giúp đỡ
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nên đã tránh được thủ tục phiền hà, tốn kém, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp FDI.
Ủy ban đầu tư Thái Lan đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư.
Tạo sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức các hội thảo cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư. Đặc biệt, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở các nước Đông Nam Á, Ủy ban đầu tư Thái Lan đã tiến hành một chiến dịch xây dựng hình tượng kéo dài 6 tháng với vốn ngân sách 3 triệu USD nhằm chứng minh sự nghiêm túc của Chính phủ Thái Lan trong việc giải quyết các khó khăn về kinh tế và đẩy mạnh xúc tiến FDI.
Tạo điều kiện cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi nhất, như xây dựng các website cung cấp các loại thông tin, thành lập
trung tâm dịch vụ đầu tư cung cấp các dịch vụ tư vấn, tổ chức gặp gỡ với các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư ở Thái Lan để kêu gọi vốn đầu tư...
Ban hành các chính sách miễn thuế thu nhập và tự do hoá lĩnh vực tài chính. Các dự án xuất khẩu tối thiểu 80% sản phẩm hoặc hoạt động trong khu
công nghiệp thuộc khu vực I được miễn thuế thu nhập trong 3 năm, từ 3 – 7 năm đối với các dự án trong khu công nghiệp khu vực II, 8 năm và giảm thuế tối đa là 50% trong 5 năm tiếp theo đối với các dự án trong khu công nghiệp thuộc khu vực III,... Trong vòng 10 năm, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền mua lại 100% vốn của ngân hàng Thái Lan và sau thời hạn các nhà đầu tư được phép sở hữu 49% cổ phần của các thể chế tài chính.