Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu đáp ứng yêu cầu của quá trình đóng mới và

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở hải phòng hiện nay (Trang 73 - 75)

- Xu hớng đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu trong những năm tới sẽ vận động theo hai hớng nh sau:

3.2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu đáp ứng yêu cầu của quá trình đóng mới và

ngành công nghiệp đóng tàu đáp ứng yêu cầu của quá trình đóng mới và sửa chữa tàu biển hiện đại, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Xuất phát từ thực trạng trình độ văn hoá và chuyên môn nghề nghiệp của đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng thì việc xây dựng và phát triển đội ngũ này đáp ứng nhiệm vụ CNH, HĐH của ngành hiện nay là một vấn đề cấp bách hàng đầu của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ trên, cần quán triệt những giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất: Nhà nớc và Thành phố Hải Phòng phải đẩy mạnh công tác giáo dục theo hớng xã hội hoá công tác đào tạo, bồi dỡng nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề, đặc biệt là đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề kỹ thuật cao trong các chuyên ngành nh: kỹ s thiết kế vỏ tàu, điện tàu, máy tàu,... đủ khả năng tiếp thu và làm chủ các dây chuyền công nghệ đóng tàu tiên tiến của các nớc và nhạy bén nắm bắt những kỹ năng, kinh nghiệm từ các chuyên gia nớc ngoài đang lao động công tác tại các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ ở nớc ta.

Vấn đề giáo dục - đào tạo phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở nớc ta đã đến lúc cần phải có những chính sách quy định bắt buộc về học tập nâng cao trình độ cập nhật công nghệ mới, nhất là đối với những công nhân còn yếu kém về tay nghề. Từ đó làm cho bản thân đội ngũ công nhân lao động trong toàn ngành công nghiệp đóng tàu ý thức đợc trách nhiệm phải tích cực tham gia bồi dỡng thờng xuyên để tự nâng cao trình độ chuyên môn cho mình. Chỉ có nh vậy thì giá trị sức lao động của họ bỏ ra mới đợc bồi đắp xứng đáng và đời sống việc làm của họ mới đợc đảm bảo.

Thứ hai: Tạo điều kiện cần thiết cho việc thành lập các Viện và các tr-

ờng Đại học, Cao đẳng nghiên cứu chuyên sâu và đào tạo các chuyên ngành về lĩnh vực đóng tàu thuỷ. Từ trớc tới nay, số công nhân đợc đào tạo chính quy, chuyên sâu về lĩnh vực đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ ở nớc ta là rất ít, đặc biệt là đội ngũ kỹ s vỏ tàu thuỷ, máy tàu thuỷ, điện tàu thuỷ, cơ khí chế tạo, vận hành máy...

Trong xu thế nền kinh tế đang có quá trình chuyển đổi và hội nhập sâu rộng, riêng ngành tàu thuỷ Việt Nam ngày càng ký nhận thêm nhiều hợp đồng đóng mới và sửa chữa các loại tàu siêu trờng, siêu trọng từ trong nớc và quốc tế. Do đó, yêu cầu chất lợng đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu sự phát triển của ngành đang đặt ra là hết sức bức thiết. Hiện nay, theo khảo sát và điều tra thì số trờng học, cơ sở đào tạo trình độ Cao đẳng và Đại học chuyên sâu về sửa chữa, đóng mới tàu thuỷ là rất hiếm và còn kém chất lợng. Các nhà máy đóng tàu đang phải tiếp nhận sinh viên, học viên từ các trờng có khoa, ngành học liên quan nên trong lao động chất lợng và hiệu quả cha cao.

Xuất phát từ yêu cầu đó Tổng Công ty Vinashin cần phối hợp với các ban ngành liên quan để thành lập mới các trờng Cao đẳng, Đại học đào tạo chuyên về ngành công nghiệp tàu thuỷ; Liên kết với các tổ chức giáo dục từ các nớc có ngành đóng tàu phát triển để học hỏi thêm những kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực đào tạo về chuyên ngành này. Trớc mắt cần kiện toàn công tác đầu t xây dựng, nâng cấp hệ thống các trờng trung học và dạy nghề ngay trong các nhà máy để kịp thời đào tạo và đào tạo lại, cập nhật thờng xuyên những kiến thức khoa học- kỹ thuật và công nghệ từ thực tế trong quá trình lao động sản xuất ở các nhà máy.

Thứ ba: Các cơ sở đào tạo trong tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam cần có chính sách tuyển chọn và hỗ trợ về mặt kinh phí đào tạo cho những sinh viên có kết quả học tập cao đi học tập tu nghiệp nớc ngoài, ở những cơ sở đào tạo có chất lợng cao; tạo điều kiện đầy đủ để những sinh viên, học viên này có thể học lên trên đại học, với các bậc học chuyên sâu tạo nguồn cho các nhà máy trong những năm tới. Mặt khác, cần thiết phải kết hợp, mở rộng các hình thức đào tạo: tập trung, ngắn hạn và dài hạn chính quy, tại chức tạo điều kiện cho mọi công nhân đợc tham gia vào quá trình đào tạo nâng cao trình độ tay nghề.

Trong đó, các cơ sở đào tạo cần chú trọng đầu t cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy và thực hành của giáo viên và sinh viên sát với thực tế. Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả các phơng pháp đào tạo truyền thống, cần mạnh dạn đổi mới và tích cực sử dụng các ph- ơng tiện dạy học hiện đại để trợ giúp cho công tác dạy và học nhằm kích thích sự chủ động, sáng tạo của ngời học trong nắm bắt kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành. Cùng với những giải pháp trên phải gắn liền với việc không

ngừng nâng cao chất lợng của đội ngũ giáo viên, giảng viên làm cho họ không phải chỉ là ngời "thầy" có kiến thức chuyên sâu về lý thuyết mà còn là "ngời thợ" có kỹ năng thực hành cao trong lao động sản xuất.

Thứ t: Bố trí sắp xếp công việc cho đội ngũ công nhân đúng với chuyên môn đợc đào tạo để họ phát huy đợc năng lực chuyên môn của mình một cách sáng tạo; khuyến khích mọi công nhân tham gia học tập nâng cao trình độ về chuyên môn, bổ sung trình độ tin học, ngoại ngữ, cải tiến kỹ thuật và sử dụng có hiệu quả các thiết bị, công nghệ mới. Với những chính sách động viên, khen thởng kịp thời thoả đáng nh: thởng tiền, nâng bậc lơng cơ bản trớc thời hạn, thậm chí đặc cách lên từ 2 đến 3 bậc lơng cơ bản cho những công nhân đạt nhiều thành tích. Bên cạnh đó các nhà máy cần mạnh dạn đề bạt những công nhân trẻ có tài, có đức có năng thực sự giữ những vị trí chủ chốt trong các tổ, đội, xởng, nhà máy.

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở hải phòng hiện nay (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w