Thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển tổng công ty hoá chất

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức, quản lý tổng công ty hoá chất việt nam theo mô hình tập đoàn kinh tế (Trang 74 - 75)

I. Công ty con

3.1.thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển tổng công ty hoá chất

công ty hoá chất Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế

3.1.1. Xu hớng hình thành các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

Công cuộc cải cách và mở cửa của Việt Nam đang đợc tiến hành một cách tích cực, hệ thống kinh tế thị trờng đang đợc hoàn thiện và nền kinh tế giữ đợc mức tăng trởng cao đã trở thành những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các TĐKT. TĐKT không chỉ là hình thức tổ chức quan trọng nền kinh tế, mà còn là nền tảng hỗ trợ cho việc điều hành nền kinh tế vĩ mô của Nhà nớc. Có thể dự báo cho sự phát triển trong tơng lai của các Tập đoàn kinh tế ở nớc ta nh sau:

- Phát triển các doanh nghiệp theo mô hình TĐKT là một bớc đi mang tính tất yếu khách quan. Đây chính là kết quả trực tiếp của quá trình tích tụ, tập trung sản xuất đã đạt đến một trình độ khá cao của nớc ta gắn liền với nhu cầu tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nớc thích ứng với quá trình hội nhập, là sản phẩm của việc áp dụng cơ chế tài chính, cơ chế quản trị, điều hành theo mô hình công ty cổ phần. Do đó, việc các TCT Nhà nớc của Việt Nam chuyển sang Tập đoàn kinh tế là phù hợp với quy luật khách quan, là vấn đề cấp bách để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc. Vì vậy, với sự giúp đỡ của Nhà nớc đi đôi với nỗ lực tích cực của các doanh nghiệp, nhất là các TCT, xu hớng hình thành và phát triển các TĐKT ở nớc ta sẽ tăng tốc trong thời gian tới.

- Các TĐKT ngày càng lớn mạnh và sẽ đảm nhiệm các chức năng, các lĩnh vực ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Nền kinh tế nớc ta sẽ tiếp

tục tăng trởng nhanh trong thời gian tới, tổng thu nhập của nền kinh tế cũng tăng nhanh, vị thế của nền kinh tế đang đợc nâng cao trong khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những bớc tiến vợt bậc, các TĐKT Việt Nam sẽ có bớc tiến xa hơn vợt ra khỏi biên giới quốc gia. Trớc hết, số lợng các Tập đoàn kinh tế sẽ tăng lên, đồng thời quy mô và sức cạnh tranh của các TĐKT cũng sẽ đợc cải thiện đáng kể.

- Với việc tham gia vào Tổ chức Thơng mại thế giới (WTO), nền kinh tế nớc ta đã bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa thị trờng và đợc hởng chính sách u đãi của các thành viên WTO khác. Bối cảnh đó tạo điều kiện và cơ hội để các TĐKT tận dụng lợi thế so sánh của đất nớc để nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bớc phát triển bền vững. Do thị trờng nội địa ngày càng đợc quốc tế hoá, các tập đoàn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ồ ạt của các tập đoàn đa quốc gia. Để đững vững, các doanh nghiệp Việt Nam không thể chỉ dựa dẫm vào sự bảo hộ của Nhà nớc, mà phải tự nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp không những phải khai thác đợc lợi thế so sánh đã có và sẽ có của mình để phát huy sức mạnh nội lực, khai thác lợi thế chi phí lao động rẻ, quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tích cực chuyển giao công nghệ tiên tiến của thế giới, nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo quản lý, trình độ cán bộ công nhân... mà còn phải liên kết với nhau để chiến thắng. Bối cảnh đó càng thúc đẩy TĐKT của Việt Nam hình thành và phát triển.

- Cùng với sự phát triển của các tập đoàn chuyển từ những TCT Nhà nớc, sẽ có các Tập đoàn kinh tế t nhân ra đời và phát triển. Nh vậy, sẽ hình thành một môi trờng vừa cạnh tranh, vừa liên kết giữa các TĐKT để tạo ra một thế mạnh chung, chia sẻ rủi ro, tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế của các doanh nghiệp trong nớc trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của quốc gia.

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức, quản lý tổng công ty hoá chất việt nam theo mô hình tập đoàn kinh tế (Trang 74 - 75)