0
Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Trình độ phát triển nhất định về khu vực hóa và toàn cầu hóa các

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY HOÁ CHẤT VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 25 -27 )

7. Kết cấu của luận văn

1.2.7. Trình độ phát triển nhất định về khu vực hóa và toàn cầu hóa các

các nền kinh tế

Xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa kinh tế đang ảnh hởng tích cực đến sự phát triển của các TĐKT. Bởi vì, với quy mô sản xuất lớn, các TĐKT cần có thị trờng vợt ra khỏi biên giới quốc gia. Nếu nền kinh tế không mở cửa, các TĐKT sẽ rất khó phát triển.

Mặc dù, ngày nay không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá, nhng mức độ mở của các nền kinh tế là khác nhau. Các nớc đi đầu trong toàn cầu hoá và khu vực hoá thờng có nhiều TĐKT phát triển thành công. Hơn nữa, toàn cầu hoá và khu vực hoá là một sự phát triển khách quan của nền kinh tế thế giới đợc thúc đẩy bằng sự phát triển cao của lực lợng sản xuất xã hội, của các phơng tiện giao thông vận tải hiện đại, đặc biệt là tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Tất cả những điều kiện đó đều thúc đẩy các TĐKT phát triển với tốc độ nhanh hơn. Trong điều kiện nền kinh tế thị trờng thế giới thống nhất đang hình thành, TĐKT nào nhanh chóng chớp cơ hội và tạo đợc chỗ đứng, TĐKT đó sẽ có nhiều cơ hội thu lợi lớn. Quá trình toàn cầu hóa đã làm cho nền kinh tế toàn cầu biến thành một mạng lới với những điều kiện vật chất và tinh thần, những mối liên hệ ràng buộc vừa tự nguyện vừa ép buộc khiến mọi nền kinh tế trên trái đất đều có quan hệ với nhau, phụ thuộc và chi phối nhau. Chính điều này tạo điều kiện thúc đẩy cho việc ra đời và tăng tốc phát triển những TĐKT lớn.

Song song với quá trình toàn cầu hóa, quá trình khu vực hóa cũng đang hỗ trợ các TĐKT. Khu vực hóa vừa mở rộng thị trờng cho TĐKT, vừa bảo hộ cho những TĐKT có điều kiện thuận lợi khi còn khá non yếu, cha thể ra thị tr- ờng thế giới. Tuy nhiên, do đã tích tụ đợc sức mạnh khá lớn, xu hớng khu vực hoá có thể cản trở các TĐKT mạnh tăng cờng đặt chi nhánh của mình ở tất cả các nớc trên thế giới nhằm khai thác những lợi thế tơng đối về lao động, về thị trờng, do đó chúng phản đối xu hớng khu vực hóa.

Về nguyên tắc chủ quyền quốc gia, mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp đều xây dựng cho mình những tiêu chuẩn riêng, những chính sách phát triển riêng. Tuy nhiên, trong thị trờng thế giới chung nh hiện nay, các chính sách của quốc gia phải phù hợp với những quy ớc quốc tế, các doanh nghiệp phải tuân thủ những tiêu chuẩn chung về chất lợng sản phẩm, quy chế tài chính, những điều kiện làm việc, các chính sách, về trợ cấp của Nhà nớc cho khoa học- công nghệ và thậm chí là những vấn đề thuộc về ngân sách, tiền tệ, những vấn

đề về lãnh đạo doanh nghiệp... Đó là những nhân tố có ảnh hởng hỗ trợ TĐKT, làm tăng sức mạnh của TĐKT do nó mang sẵn trong mình tính quốc tế hoá sản xuất và lu thông.

Nói tóm lại, xét về mặt xu hớng, sự hình thành của các TĐKT là có tính tất yếu khách quan do chính sự phát triển kinh tế quy định. Song đối với từng tập đoàn cụ thể, từng quốc gia cá biệt, từng giai đoạn lịch sử cụ thể, các TĐKT, muốn hình thành và phát triển tốt, cần các tiền đề và điều kiện cần thiết. Muốn xây dựng một tập đoàn mới, phải chú trọng tạo dựng các tiền đề và điều kiện đó.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY HOÁ CHẤT VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 25 -27 )

×