Mô hình tổ chức và quản lý của các Tập đoàn kinh tế ở châu Âu

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức, quản lý tổng công ty hoá chất việt nam theo mô hình tập đoàn kinh tế (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Mô hình tổ chức và quản lý của các Tập đoàn kinh tế ở châu Âu

Qua nghiên cứu, ở châu Âu có ba mô hình TĐKT sau:

- Tập đoàn đóng: các doanh nghiệp trong mô hình này có mối liên hệ với

nhau hết sức chặt chẽ. Tập đoàn hoạt động dựa trên một hoặc một vài thành viên chủ chốt, có tiềm lực tài chính lớn, có đội ngũ cán bộ đáp ứng đợc yêu cầu của thị trờng để làm “hạt nhân” cho tập đoàn. Các doanh nghiệp khác, hoạt động phục vụ các công ty chủ lực của tập đoàn là chủ yếu, đồng thời tranh thủ công nghệ và thị trờng quen biết để phát triển một số mặt hàng khác. Các doanh nghiệp trong tập đoàn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về công nghệ và chiến lợc sản phẩm. Sức mạnh của tập đoàn là u thế về công nghệ, năng lực sản xuất, thị phần và một số sản phẩm chủ chốt.

Tập đoàn loại này có đặc điểm là vốn tài chính của tập đoàn là đóng. Các nhà đầu t không thể tham gia đầu t ở tập đoàn. Các đơn vị thành viên có vốn

mở, có thể tham gia thị trờng chứng khoán và chấp nhận nguồn vốn đầu t từ bên ngoài tập đoàn.

- Tập đoàn mở: Đây là dạng tập đoàn có mối liên kết giữa các đơn vị

thành viên tơng đối lỏng lẻo và thờng tổ chức theo mô hình CTM - CTC. Quan hệ giữa tập đoàn với các đơn vị thành viên hay giữa các đơn vị thành viên là thông qua vốn góp. Có nhiều doanh nghiệp thành viên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, liên kết với nhau thông qua một tổ chức tài chính.

Trong tập đoàn loại này, các nhà đầu t có thể đầu t vốn ở cả cấp tập đoàn và các đơn vị thành viên. Sức mạnh của tập đoàn không phải là u thế về công nghệ hay chiến lợc sản phẩm mà là ở tiềm lực tài chính hùng mạnh.

- Tập đoàn hỗn hợp: Đây là mô hình tập đoàn kết hợp hai loại mô hình

tập đoàn trên. Tập đoàn kinh doanh đa ngành, trong đó có một ngành chủ chốt. Tập đoàn bao gồm những thành viên độc lập về công nghệ và chiến lợc sản phẩm, các thành viên chỉ bị chi phối của tập đoàn thông qua tỷ lệ vốn góp. Hình thức sở hữu ở mức độ tập đoàn là khó thay đổi, nhng ở các công ty thành viên thì hình thức có thể thay đổi.

1.3.2. Mô hình tổ chức, quản lý Tập đoàn kinh tế của Nhật Bản

Các TĐKT của Nhật Bản đợc chia thành những dạng chủ yếu sau:

- Tập đoàn hàng ngang: Là tập hợp các công ty độc lập, thuộc nhiều lĩnh

vực hoạt động khác nhau, đợc liên kết với nhau xung quanh một ngân hàng hoặc một công ty thơng mại tổng hợp khổng lồ.

- Tập đoàn hàng dọc theo kiểu liên kết sản xuất - phân phối: Các công ty trong mô hình này có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Tập đoàn có các công ty chính rất lớn cả về sản xuất và thơng mại. Các công ty nhỏ hơn trong tập đoàn chịu sự chi phối của công ty chính trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Tập đoàn kinh doanh nhỏ: Là sự liên kết mềm giữa các công ty nhỏ

phẩm đơn giản. Các công ty thành viên thờng liên kết với nhau theo kiểu hiệp hội để trao đổi những thông tin chung, đa ra những quy định chung cho toàn bộ tập đoàn. Đồng thời, tập đoàn cũng thờng xuyên có những kiến nghị với chính phủ về chính sách phát triển của ngành.

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức, quản lý tổng công ty hoá chất việt nam theo mô hình tập đoàn kinh tế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w