Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức, quản lý tổng công ty hoá chất việt nam theo mô hình tập đoàn kinh tế (Trang 58 - 63)

I. Công ty con

2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam

2.2.2.1. Hệ thống bộ máy quản lý tại công ty mẹ

Tổ chức bộ máy quản lý hiện nay của CTM - Tổng công ty Hoá chất Việt Nam bao gồm:

- Hội đồng quản trị: Theo Điều lệ, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hoá

chất Việt Nam có tối đa 7 thành viên, hiện tại có 5 thành viên gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Uỷ viên Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc, Uỷ viên Hội đồng quản trị - Trởng ban kiểm soát và 2 Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm. Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nớc tại TCT và đại diện chủ sở hữu đối với các công ty do TCT đầu t toàn bộ vốn điều lệ. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị đợc qui định tại điều lệ tổ chức và hoạt động của CTM - Tổng công ty Hoá chất Việt Nam.

- Ban Kiểm soát: Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập để

giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ TCT, Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị, Quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Theo Điều lệ, Ban kiểm soát Tổng công ty Hoá chất Việt Nam có tối đa 5 thành viên, hiện tại Ban kiểm soát có 3 thành viên gồm: Trởng ban (do 1 Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm), 1 uỷ viên thờng trực và 1 thành viên do tổ chức công đoàn đề cử. Ban kiểm soát hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản trị ban hành.

- Tổng giám đốc: Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ

nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng sau khi đ- ợc Thủ tớng Chính phủ chấp thuận. Tổng giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày của TCT theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với Điều lệ của TCT và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trớc Hội đồng quản trị và trớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đợc giao. Nhiệm vụ và

quyền hạn của Tổng giám đốc, mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc đợc quy định cụ thể trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT.

- Phó Tổng giám đốc: Phó Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết

định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc. Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành TCT theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trớc Tổng giám đốc và trớc pháp luật về nhiệm vụ đợc Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền.

- Kế toán trởng: Kế toán trởng của TCT do Hội đồng quản trị quyết

định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc. Kế toán trởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của TCT, giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại TCT theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trớc Tổng giám đốc và trớc pháp luật về nhiệm vụ đợc phân công hoặc uỷ quyền.

- Bộ máy giúp việc gồm:

+ Bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị: Hiện tại bộ phận này có 5 ngời. Nhiệm vụ cụ thể của bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị đợc quy định cụ thể trong Quy chế làm việc của Hội đồng quản trị.

+ Các ban chuyên môn nghiệp vụ: Hiện tại Tổng công ty có 7 ban chuyên môn nghiệp vụ, gồm: Văn phòng TCT, Ban Kế hoạch - Kinh doanh, Ban Hợp tác - Phát triển, Ban Đầu t - Xây dựng, Ban Tài chính - Kế toán, Ban Tổ chức - Nhân sự, Ban Kỹ thuật. Biên chế, nhiệm vụ cụ thể của các ban chuyên môn nghiệp vụ đợc quy định cụ thể tại văn bản số 407/ QĐ - HCVN ngày 25/9/2006 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Hoá chất Việt Nam.

2.2.2.2. Cơ cấu quản lý tại các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Hiện nay Tổng công ty Hoá chất Việt Nam đang áp dụng 2 mô hình tổ chức quản lý tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng công ty đầu t 100% vốn điều lệ:

* Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn có Hội đồng thành viên: Cơ cấu tổ chức quản lý của loại hình công ty này bao gồm:

- Hội đồng thành viên: TCT bổ nhiệm một số ngời đại diện theo uỷ

quyền để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tại công ty (thành viên Hội đồng thành viên). Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các đại diện theo uỷ quyền của TCT tại công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên do TCT chỉ định. Hội đồng thành viên nhân danh TCT tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của TCT; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trớc pháp luật và trớc TCT về thực hiện các quyền và nhiệm vụ đợc giao theo các qui định của pháp luật. Hội đồng thành viên có quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 68 Luật doanh nghiệp đợc Quốc hội nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/ 11 /2005 (sau đây gọi tắt là Luật Doanh nghiệp năm 2005).

- Tổng giám đốc: là ngời điều hành công việc kinh doanh hằng ngày

của công ty. Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 70 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

- Kiểm soát viên: Do TCT bổ nhiệm. Kiểm soát viên có các quyền và

nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 71 Luật Doanh nghiệp năm 2005. - Các đơn vị và bộ máy giúp việc: tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng công ty mà Tổng giám đốc xây dựng cơ cấu tổ chức để trình Hội đồng thành viên thông qua.

* Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn có Chủ tịch công ty: Cơ cấu tổ chức quản lý của loại hình công ty này bao gồm:

- Chủ tịch công ty: TCT bổ nhiệm một ngời đại diện theo uỷ quyền để

thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tại công ty (Chủ tịch công ty). Chủ tịch công ty nhân danh TCT tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của TCT; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trớc pháp luật và trớc TCT về thực hiện các quyền và

nhiệm vụ đợc giao theo các qui định của pháp luật. Chủ tịch công ty có quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 69 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

- Tổng giám đốc: là ngời điều hành công việc kinh doanh hằng ngày

của công ty. Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 70 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

- Kiểm soát viên: Do TCT bổ nhiệm. Kiểm soát viên có các quyền và

nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 71 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

- Các đơn vị và bộ máy giúp việc: tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng

công ty mà Tổng giám đốc xây dựng cơ cấu tổ chức để trình Chủ tịch công ty thông qua.

2.2.2.3. Cơ cấu quản lý tại các công ty con là công ty cổ phần

Thực hiện theo các qui định hiện hành của Luật Doanh nghiệp năm 2005, cơ cấu tổ chức quản lý tại các công ty con của TCT là các công ty cổ phần bao gồm:

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ

phần. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 96 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh

công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 108 Luật Doanh nghiệp năm 2005

- Tổng giám đốc: là ngời điều hành công việc kinh doanh hằng ngày

của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trớc Hội đồng quản trị và trớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đợc giao. Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu. Ban kiểm soát có các

quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 123 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

- Các đơn vị và bộ máy giúp việc: Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng công ty mà Tổng giám đốc xây dựng cơ cấu tổ chức để trình Hội đồng quản trị thông qua.

2.2.2.4. Cơ cấu quản lý tại các công ty con là công ty Nhà nớc cha chuyển đổi

Trong tiến trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, hiện trong cấu trúc của TCT vẫn còn tồn tại mô hình công ty con là các doanh nghiệp nhà nớc cha thực hiện chuyển đổi. Các công ty này đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nớc đợc Quốc hội nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003, chịu sự quản lý của TCT theo Điều lệ của TCT. Theo lộ trình thì chậm nhất đến 2009 các công ty này phải chuyển đổi thành các công ty cổ phần. Cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của các doanh nghiệp này bao gồm:

- Giám đốc công ty: Do TCT bổ nhiệm, là ngời đại diện theo pháp luật

của công ty. Giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với mục tiêu của TCT, chịu trách nhiệm trớc TCT và trớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đợc giao. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc, đợc quy định cụ thể trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.

- Phó giám đốc: Phó giám đốc do TCT quyết định bổ nhiệm, miễn

nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của giám đốc. Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của giám đốc; chịu trách nhiệm trớc giám đốc và trớc pháp luật về nhiệm vụ đợc giám đốc phân công hoặc uỷ quyền.

- Kế toán trởng: Kế toán trởng của công ty do TCT quyết định bổ

nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của giám đốc. Kế toán trởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của

công ty, giúp giám đốc giám sát tài chính tại công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trớc giám đốc và trớc pháp luật về nhiệm vụ đợc phân công hoặc uỷ quyền.

- Các đơn vị và bộ máy giúp việc: Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng

công ty mà Giám đốc xây dựng cơ cấu tổ chức để trình TCT thông qua.

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức, quản lý tổng công ty hoá chất việt nam theo mô hình tập đoàn kinh tế (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w