Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường nhật bản trong điều kiện tham gia wto (Trang 34 - 38)

b) Kết cấu chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối

2.1.2Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

Sau khi Việt Nam và Nhật Bản giành cho nhau thuế suất Tối huệ quốc (tháng 5 năm 1999), tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản năm 2000 đã đạt 2,6 tỷ USD. Về cơ cấu mặt hàng, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản là hàng dệt may, hàng thuỷ sản, dây cáp điện, sản phẩm gỗ, than đá. Trong đó, hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản (23,67%); tiếp đến là hàng thuỷ sản (18.41%) và dây điện, dây cáp điện (4,27%). Những mặt hàng xuất khẩu mạnh sang Nhật chủ yếu là các mặt hàng gia công, sử dụng nhiều lao động, không phải là những ngành hàng có hàm lượng kĩ thuật cao. Năm 2000, những mặt hàng có tốc độ tăng về kim ngạch xuất khẩu cao sang thị trường Nhật Bản là sản phẩm gỗ (79%), linh kiện điện tử và mạch in (60,9%), dây điện và dây cáp điện (56,7%). Đây đều là những mặt hàng có tiềm lực xuất khẩu sang Nhật rất mạnh.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản năm 2001 có giảm 4,2 % so với năm 2000 nhưng vẫn đạt 2,5 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật có tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này năm 2001 vẫn là thuỷ sản và hàng dệt may nhưng kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng này cũng giảm nhẹ so với năm 2000. Hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu là 597 triệu USD chiếm 23,79% trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản

và giảm 3,7 % so với kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản năm 2000. Hàng thuỷ sản có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 478 triệu USD chiếm hơn 19 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm 0,89% so với năm 2000. Các mặt hàng có tốc độ tăng xuất khẩu sang Nhật Bản cao năm 2001 là rau quả tươi (hơn 77%), linh kiện điện tử và mạch in (70,2%), dây cáp điện (54,2%). Xuất khẩu gạo sang Nhật Bản năm 2001 cũng tăng trưởng khá cao so với năm 2000 là 49,7% đạt 4,12 triệu USD.

Bảng 2.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản (giai đoạn 2000 - 2006)

Đơn vị: triệu USD

Mặt hàng mayDệt Thuỷsản Dâycáp điện Linh kiện điện tử mạch in Sản phẩm gỗ Than đá Rau quả tươi Gạo Mặt hàng khác Năm 2000 KNXK 620 483 112 16.8 85 34.6 9.46 2.7 1257 Tốc độ tăng (%) 23.2 24.1 56.7 60.9 79 4.5 1.2 0.8 % trong TKNXK 23.67 18.41 4.27 0.64 3.24 1.32 0.36 0.10 47.97 Năm 2001 KNXK 597 478 172.7 28.6 96 35.3 16.8 4.12 1078 Tốc độ tăng (%) -3.7 -0.89 54.2 70.2 13.03 1.71 77.53 49.7 -14.1 % trong TKNXK 23.79 19.06 6.88 1.14 3.83 1.41 0.67 0.16 43.04 Năm 2002 KNXK 485.8 556.3 174.8 44.7 117.6 48.5 17.7 0.95 787.5 Tốc độ tăng (%) -18.6 16.3 1.23 56.1 22.47 37.54 5.29 -76.9 -27.1 % trong TKNXK 21.74 24.9 7.8 2.0 5.26 2.17 0.79 0.04 35.2 Năm 2003 KNXK 467.3 652.3 267.5 85.4 136.3 58.6 15.3 8.05 1219 Tốc độ tăng (%) -3.79 17.2 52.9 90.89 15.88 20.87 -13.4 746.5 54.8 % trong TKNXK 16.06 22.42 9.19 2.9 4.68 2.01 0.52 0.27 41.89 Năm 2004 KNXK 525.8 770.3 349.5 132.8 152.3 103.4 28.7 18.8 1460 Tốc độ tăng (%) 12.52 18.09 30.67 55.58 11.69 76.28 87.12 133.4 19.78 % trong TKNXK 14.8 21.7 9.86 3.75 4.29 2.91 0.8 0.53 41.22 Năm 2005 KNXK 603.9 819.9 472.7 252.9 243 169 28.9 53.4 1915.9 Tốc độ tăng (%) 14.83 6.44 35.25 90.43 59.55 63.54 1.07 184.3 31.20 % trong TKNXK 13.24 17.98 10.36 5.54 5.32 3.7 0.63 1.17 42.01 Năm KNXK 737.7 930.7 669 297.6 292 203.6 33.2 66 2429

2006

Tốc độ

tăng (%) 22.15 13.50 41.54 17.65 20.16 20.4 14.55 23.7 26.78

% trong

TKNXK 13.03 16.45 11.8 5.26 5.159 3.59 0.586 1.16 42.9

(Nguồn: Bộ thương mại, tổng cục thống kê)

Năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật tiếp tục giảm, chỉ đạt khoảng 2,234 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng cũng có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản giảm là hàng dệt may (giảm 18,6%), gạo (77%). Tuy kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật giảm so với năm 2001 nhưng mặt hàng này vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao sang Nhật, đạt khoảng 486 triệu USD, đứng thứ hai sau hàng thuỷ sản (556 triệu USD). Các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao năm 2002 là linh kiện điện tử và mạch in (56%), than đá (37,5%), đồ gỗ (22,5%).

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2003 đã tăng 30% so với năm 2002, đạt hơn 2,9 tỷ USD. Mặt hàng góp tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật năm 2003 vẫn là thuỷ sản, hàng dệt may. Những mặt hàng có tăng trưởng so với năm trước rất cao là gạo (tăng 764,5%) nhưng chỉ chiếm 0,27% trong tổng kim ngạch hàng xuất sang Nhật, linh kiện điện tử và mạch (91%). Mặt hàng có tăng trưởng so với năm 2002 khá cao là than đá (20,87%), thuỷ sản (17,2%), và sản phẩm gỗ (16%). Năm 2004, tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu sang Nhật tiếp tục tăng 21,7% so với năm trước đạt 3,542 tỷ USD. Trong đó chiếm tỷ trọng cao là các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, dây cáp điện. Các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao là gạo, rau quả tươi, than đá, linh kiện điện tử và mạch in. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản năm 2005 đạt 4,56 tỷ USD đạt tốc độ tăng trưởng 28,74%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là hàng thuỷ sản, dệt may, dây cáp điện. Các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao năm 2005 là gạo, linh kiện điện tử và mạch in, than đá, sản phẩm gỗ.

Đến năm 2006, cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Nhật đạt 5,659 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2005. Hàng thuỷ sản đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là 930 triệu USD tăng 13,5% so với năm 2005, chiếm 16,45% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Nhật năm 2006. Tiếp đến là hàng dệt may, đạt kim ngạch xuất khẩu là 737,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 13%, tăng 22,15% so

với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều tăng trong khoảng từ 13% đến 42%. Quan hệ thương mại Việt Nam -Nhật Bản mang tính chất bổ sung cho nhau, chứ không cạnh tranh nhau, phù hợp với khả năng của mỗi nước. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu mà nhu cầu của Nhật Bản lại cao như: thủy sản, may mặc, hàng nông sản, chè, cà phê, đồ gỗ nội thất, nhựa gia dụng, dây điện và cáp điện và hàng cơ khí. Ngược lại, Nhật Bản là nước có khả năng cung cấp tốt các máy móc, thiết bị hiện đại, đầu tư công nghệ tiên tiến mà Việt Nam đang rất cần cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Như vậy, có thể thấy cơ cấu hàng xuất của Việt nam sang Nhật tương đối đơn giản, diện mặt hàng khá hạn hẹp, trong đó trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm mới qua sơ chế (những năm đầu thập kỷ 90 nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế chiếm đến 90%). Mặt hàng chủ yếu xuất sang Nhật thời kỳ trước năm 2002 là dầu thô, hải sản, dệt may và than đá. Bốn mặt hàng này thường xuyên chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu của ta vào Nhật trong những năm từ 1999 đến 2002 . Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản những năm gần đây là thủy sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, đồ gỗ… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là cơ khí, sắt thép, điện tử, xe gắn máy, nguyên liệu dệt, da…

Trong năm 2006, những mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản như: may mặc xuất được 850 triệu USD, thuỷ sản 650 triệu USD... Riêng các mặt hàng thuỷ sảng tăng hơn 40%. Điều đó cho thấy cửa dành cho xuất khẩu thực phẩm vẫn rất lớn, nhất là thuỷ sản: tôm, mực… Tuy vậy, nếu đứng từ góc độ Nhật bản, tỉ lệ nhập khẩu từ Việt nam vào Nhật còn khiêm tốn. Bốn mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt nam vào Nhật là hải sản, dệt may, than đá và dầu thô thì mới chỉ thỏa mãn một tỉ lệ rất nhỏ so với nhu cầu của Nhật. Cụ thể là hải sản chiếm khoảng 2,7-2,9%, may mặc (không kể hàng dệt) 2,8%, dầu thô 1,7-1,9%. Như vậy có thể thấy rằng, các doanh nghiệp Việt nam còn rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu của mình sang thị trường Nhật bản.

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường nhật bản trong điều kiện tham gia wto (Trang 34 - 38)