Quy hoạch kế hoạch pháp triển nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường nhật bản trong điều kiện tham gia wto (Trang 92 - 96)

b) Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp

3.3.1.4. Quy hoạch kế hoạch pháp triển nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất

xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Như đã trình bày trong Chương II, hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản nói riêng đang gặp khó khăn lớn nhất là nguồn nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu về nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ, còn lại 80%, các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước. Nhưng nhập khẩu nguyên liệu cũng không dễ dàng mà

cũng có rất nhiều khó khăn do lối làm ăn manh mún của các doanh nghiệp mà phải chấp nhận nhập khẩu nguyên liệu gỗ với giá cao… Vì vậy nhà nước cần có các biện pháp để giải quyết khó khăn về nguyên liệu gỗ cho các doanh nghiệp.

Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan nhằm phát triển vùng nguyên liệu, giao đất giao rừng, khai thác, chế biến, lưu thông, tín dụng, xuất nhập khẩu... Đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu. Theo biểu thuế hiện hành, gỗ rừng tự nhiên có mức thuế suất bình quân là 5 - 10%, sản phẩm từ gỗ rừng trồng thuế suất 0%. Các doanh nghiệp được nhập khẩu theo nhu cầu, không phải xin giấy phép của các cơ quan quản lý và được hưởng mức thuế suất nhập khẩu thấp nhất hiện hành (0%). Tuy nhiên, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn khi không chủ động được nguồn nguyên liệu.

Giải pháp cơ bản để Việt Nam có thể chủ động được nguồn nguyên liệu trong vòng 10-15 năm nữa chính là:

Một là Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gỗ trực tiếp đầu tư xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu với quy mô hàng chục nghìn ha. Theo định hướng quy hoạch vùng nguyên liệu giai đoạn 2006-2020, diện tích rừng trồng sản xuất có thể sử dụng cho nguyên liệu gỗ hiện khoảng 720.000 ha, sẽ được khai thác trắng (bình quân 103.000 ha/năm). Cần liên tục kiểm tra, giám sát và đốc thúc để thực hiện tốt, hiệu quả chương trình “Trồng 5 triệu hecta rừng” tới năm 2010, “Trồng 20 triệu hecta rừng” tới năm 2020 của Chính phủ.

Hai là các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến xu hướng "môi trường hoá" thương mại đồ gỗ. Với ba xu hướng nguyên liệu chính: gỗ nhân tạo, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ tái chế, các tiêu chuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặt ra ngày càng nhiều cho thương mại đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực khai thác. Do đó, đối với các sản phẩm gỗ khai thác tại Việt Nam cần mời các tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý khai thác gỗ và cấp chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác. Đặc biệt, việc xây dựng và các tiêu chí quản lý rừng bền vững cần được tiến hành nhanh chóng, triệt để nhằm đạt được một số lợi thế cho ngành lâm nghiệp.

Ba là, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm gỗ, quy hoạch và quản lý thật tốt nguồn tài nguyên rừng. Có kế hoạch cụ thể và giám sát thực hiện tốt việc bảo vệ rừng và trồng rừng. Khai thác triệt để và tận dụng các nguồn gỗ nguyên liệu, tăng cường chế biến tổng hợp có một số biện pháp sau:

Thứ nhất, tận dụng các loại đất để trồng rừng phân tán, giao đất cho người dân thực hiện trồng rừng. Hiện nay, chúng ta còn nhiều tiềm năng rất lớn về đất đai cho phát triển trồng rừng phân tán chưa được sử dụng. Các loại đất chuyên dụng (đất xây dựng, đất giao thông, đất thuỷ lợi) chiếm khoảng 5% tổng diện tích đất. Các loại đất này có diện tích lưu không rất lớn (đất hành lang của đường, của công trình thuỷ lợi, các diện tích đất còn lại sau khi lấy đất đắp đường, đắp giao thông, đắp kênh mương…) nên tận dụng để trồng rừng phân tán, có thể sản xuất ra lượng gỗ tương đương 200 nghìn ha rừng sản xuất, sẽ cho trữ lượng gỗ từ 1,5 đến 2 triệu m3 . Để thực hiện vấn đề này cần quy hoạch cụ thể diện tích này vào trồng rừng phân tán, giao đất này cho người dân thực hiện trồng rừng, có theo dõi quản lý cấp chứng chỉ trồng rừng để thuận lợi trong sử dụng.

Thứ hai, đẩy mạnh tốc độ trồng rừng tập trung, ngoài các hình thức do các lâm trường và hộ dân tiến hành, cần giao cho xí nghiệp chế biến gỗ quy mô lớn tham gia trồng rừng, quản lý và khai thác các diện tích đất trồng rừng giao cho doanh nghiệp để hình thành các tổ hợp trồng rừng và chế biến gỗ. Mặt khác, để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia trồng rừng thì Nhà nước cũng cần xem xét, đưa ra những chính sách ưu đãi về thuế đất, thuế giá trị gia tăng, tín dụng.

Thứ ba, sử dụng các hình thức liên kết kinh doanh thích hợp nhằm gắn người sản xuất với người chế biến gỗ để tạo thành chu trình sản xuất khép kín.

Thứ tư, xác định cơ cấu giống cho trồng rừng hoặc tái sinh rừng, căn cứ vào dự đoán nhu cầu thị trường sản phẩm gỗ, từ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, để từ đó cải thiện cơ cấu nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến.

Thứ năm, xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để nâng cao tỷ lệ sử dụng gỗ nguyên liệu. Gắn sử dụng nguyên liệu gỗ với các loại nguyên liệu

khác trong sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu để giảm gỗ nguyên liệu, tăng tính đa dạng của sản phẩm.

Thứ sáu, “mua” rừng ở nước ngoài; khi trồng rừng trong nước cũng như gỗ nhập khẩu không dồi dào và ổn định, việc mua rừng ở nước ngoài cũng là phương án hữu dụng cho chiến lược phát triển lâu dài của ngành chế biến gỗ Việt Nam. Biện pháp này có lợi điểm là có thể khai thác hết nguồn nguyên liệu trên diện tích rừng được mua bất kể khi nào cần, với chi phí khá cạnh tranh so với nguyên liệu gỗ được khai thác từ diện tích đó. Doanh nghiệp có thể mua rừng của Nam Phi, Nga và cả Hoa Kỳ.

Bốn là, xử lý nghiêm khắc với những hành vi buôn lậu, chặt phá rừng bừa bãi. Cần phải có chính sách và thực hiện tốt hơn việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho mọi người nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Quản lý chặt chẽ để không xảy ra tình trạng đốt nương làm rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số.

Năm là, lượng gỗ rừng trồng trong nước khó có thể đủ để đáp ứng nhu cầu về nguồn nguyên liệu gỗ cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ với xu hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy, nhập khẩu nguyên liệu gỗ vẫn là một kênh cần thiết. Vấn đề là nhà nước cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu được nguyên liệu gỗ dễ dàng và với giá thành rẻ. Trong thời gian tới, việc thành lập ba trung tâm giao dịch gỗ tại miền Bắc, Trung và Nam là một trong những ưu tiên của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh gỗ xem xét, đặt mua các loại gỗ nguyên liệu tại các sàn giao dịch này thay vì tự tìm kiếm nguồn hàng như trước nhằm tiết kiệm chi phí giao dịch. Song về lâu dài, việc tạo nguồn nguyên liệu trong nước mới được coi là chiến lược dài hạn để phát triển ngành gỗ. Nhà nước cần có chính sách và biện pháp để quản lý và liên kết các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ, để có chính sách nhất quán và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ nước ngoài. Khâu nhập khẩu gỗ và chế biến gỗ nên được chuyên môn hoá, hỗ trợ hình thành các cụm công nghiệp chế biến gỗ. Cần liên kết các doanh nghiệp chế biến gỗ để cùng trao đổi về kỹ thuật, thiết bị phụ tùng, công nghệ, hỗ trợ nhau về nguyên liệu, chia sẻ đơn đặt hàng hoặc liên kết cùng thực hiện đơn đặt hàng.

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường nhật bản trong điều kiện tham gia wto (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w