Định hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản đến năm

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường nhật bản trong điều kiện tham gia wto (Trang 85 - 89)

b) Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp

3.2.2. Định hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản đến năm

năm 2020

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam và là một trong ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Xét về sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản từ năm 1999 đến nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này luôn tăng và có tốc độ tăng trưởng khá cao qua các năm. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản luôn đạt trên 20%. Mặc dù thị phần sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản qua các năm đã tăng lên và Việt Nam đã vươn lên thứ hai trong bảng xếp hạng các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cao sang Nhật Bản chỉ sau Trung Quốc. Nhưng thị phần sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đến nay tại Nhật Bản mới chỉ đạt trên 8%. Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản hàng năm là rất lớn và đang có xu hướng tăng lên.

Nhu cầu của thế giới nói chung và của Nhật Bản nói riêng đối với sản phẩm gỗ liên quan mật thiết đến tăng trưởng kinh tế, dân số, tập quán tiêu dùng trong đó các yếu tố như thu nhập, giá cả và thói quen tiêu thụ là quan trọng nhất.

Xét về mặt dân số thì đây là yếu tố không thuận lợi đối với việc tăng tiêu thụ đối với sản phẩm gỗ vì triển vọng tăng dân số của Nhật Bản thời gian tới năm 2020 là rất thấp. Theo dự báo từ các nguồn tin cậy của thế giới và của Nhật Bản, tỷ lệ tăng dân số của Nhật thời gian tới chỉ là 0,10%/năm đến 0,15%/năm. Hiện nay, dân số Nhật Bản là 127,46 triệu người, đến năm 2020, dân số Nhật Bản khoảng 130,14 triệu người.

Về kinh tế Nhật Bản: Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), nền kinh tế thế giới từ nay đến năm 2020 sẽ có bước chuyển sang loại hình cơ cấu kinh tế mới dựa trên động lực tăng trưởng chính là tri thức. Quá trình chuyển biến này sẽ diễn ra trước hết ở các nước công nghiệp phát triển Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Xu thế phát triển kinh tế thế giới trong giai đoạn này chủ yếu vẫn được quyết định bởi ba chủ thể kinh tế lớn là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, ngoài ra là Trung Quốc và Ấn Độ. Nền kinh tế Nhật Bản khá ảm đạm trong thời gian hơn một thập kỷ, đến năm 2003 đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng những năm gần đây khá cao. Tăng trưởng kinh tế năm 2006 của Nhật Bản đạt 2,1%. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2020 là khoảng 2,5%/năm.

Triển vọng phát triển chung của thị trường và thương mại hàng hoá của Nhật Bản thời gian tới cũng được dự báo khá lạc quan: mức tăng trưởng nhập khẩu của Nhật Bản dự đoán đạt 3,6%/năm, trong đó dự báo nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản có mức tăng trưởng hàng năm khoảng từ 5% đến 7%. Nguyên nhân của việc tăng nhập khẩu của Nhật Bản có thể do: sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, tác động của toàn cầu hoá, khu vực hoá và phương Tây hoá lối sống của giới trẻ Nhật Bản. Hơn thế, người Nhật ngày càng có xu thế dùng đồ ngoại, đặc biệt là sản phẩm của các nước châu Á mà mang phong cách phương Tây, giá rẻ như sản phẩm gỗ của Việt Nam giá thành cạnh tranh và mẫu mã mang phong cách Pháp. Sản phẩm gỗ của Trung Quốc hiện nay đang chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản nhưng xu hướng người Nhật Bản sẽ chuộng sản phẩm gỗ của Việt Nam hơn vì sản phẩm gỗ

của Trung Quốc mang phong cách phong kiến Trung Hoa không phù hợp với xu thế tiêu dùng của người Nhật Bản.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế Nhật Bản: “Chỉ có Việt Nam mới có thể cạnh tranh được với hàng đồ gỗ của Trung Quốc vì Việt Nam có lao động giỏi và rẻ. Ngoài ra chi phí nhập nguyên liệu chế biến của Việt Nam cũng thấp nên đây cũng là lợi điểm cho hàng đồ gỗ Việt Nam. Hàng Việt Nam có những điểm mạnh và cơ hội khác để vào thị trường Nhật Bản với thuế suất 0% đó là ngày càng có nhiều người Nhật "cảm tình" với hàng Việt Nam. Chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Nhật tương đương với chi phí vận chuyển bên trong nước Nhật dù rằng đoạn đường vận chuyển bên trong ngắn hơn.” Những cơ hội này không phải để tạo ra một sự đột phá cho hàng đồ gỗ Việt Nam mà hy vọng tạo được mối quan hệ lâu dài cho hàng Việt Nam trên thị trường Nhật.

Sản phẩm gỗ Việt Nam có thể được phân phối sang Nhật Bản theo ba kênh: Thứ nhất: Từ nhà xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam đến nhà nhập khẩu tại Nhật Bản rồi đến các nhà bán lẻ.

Thứ hai: Từ nhà xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam đến các nhà thiết kế và lắp ráp Nhật Bản rồi đến các nhà bán lẻ. Đây là kênh phân phối phổ biến và hiệu quả nhất vì theo kênh này, nhà thiết kế và lắp ráp Nhật Bản sẽ nhập các bộ phận rời của sản phẩm gỗ từ Việt Nam về để lắp ráp và giao lại cho nhà bán lẻ để tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Thứ ba: Sản phẩm gỗ Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp từ nhà xuất khẩu Việt Nam đến nhà bán lẻ.

Như vậy mục tiêu đặt ra cho ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản là:

Một là, tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản để xứng với tiềm năng. Mục tiêu đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản đạt 4500 triệu USD.

Hai là, tăng thị phần sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản lên đến trên 30%, vượt qua Trung Quốc, trở thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất sang Nhật Bản.

Ba là, đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm gỗ từ nay đến năm 2020 là trên 20%/năm.

Bốn là, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá sản phẩm gỗ xuất khẩu. Xuất khẩu cả sản phẩm gỗ nội thất và sản phẩm gỗ ngoài trời. Sản phẩm gỗ rất có triển vọng tại thị trường Nhật Bản vì nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ của người Nhật rất lớn, nhất là cửa gỗ. Thị trường cửa gỗ đang phát triển nhanh và có xu hướng phát triển mạnh hơn do xu hướng xây dựng cửa buồng theo kiểu Tatami của Nhật Bản giảm xuống. Đến nay, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm gỗ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn của Nhật Bản mới chỉ đạt 10% trong kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. Sản phẩm gỗ nội thất của Việt Nam còn có rất nhiều tiềm năng và cơ hội để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Các sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản cần cơ cấu lại để hạn chế xuất khẩu các sản phẩm gỗ thô, chỉ qua sơ chế mà nâng cao tỷ trọng các sản phẩm kết tinh nhiều tinh xảo và công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị của sản phẩm gỗ xuất sang thị trường Nhật Bản như sản phẩm ván nhân tạo, sản phẩm gỗ nội và ngoại thất kết hợp với các kỹ thuật gỗ mỹ nghệ…

Để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ sang Nhật Bản và để đảm bảo chất lượng, giá cả và mẫu mã phong phú trong thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ cần nắm rõ các điểm sau:

Thứ nhất, đồ gỗ là loại đồ dùng chiếm diện tích nhất trong phòng, để dễ thâm nhập thị trường hơn ta nên làm sản phẩm kích thước nhỏ hơn so với sản phẩm cùng loại xuất khẩu đi Mỹ, Châu Âu… do diện tích nhà ở, văn phòng ở Nhật Bản nói chung là nhỏ, dẫn đến kích thước đồ dùng trong nhà cũng phải nhỏ hơn. Đây là đặc điểm nổi bật cần nắm rõ trước khi xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản;

Thứ hai, người Nhật Bản nói chung không thích gam màu chói, họ thích màu trầm (đen, nâu…);

Thứ ba, kích thước đỗ gỗ phải đa dạng để người tiêu dùng dễ có sự lựa chọn phù hợp;

Thứ tư, nên kết phối nhiều loại nguyên liệu trong một sản phẩm tạo sự phong phú hơn về mẫu mã;

Thứ năm, nên tạo ra những sản phẩm có thể sử dụng nhiều mục đích do diện tích sinh hoạt, làm việc rất hẹp nên người Nhật rất chú trọng đến tính năng đa dạng của sản phẩm.

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường nhật bản trong điều kiện tham gia wto (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w