Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt nam sang Nhật Bản

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường nhật bản trong điều kiện tham gia wto (Trang 49 - 58)

b) Về tình hình sản xuất sản phẩm gỗ của Việt Nam:

2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt nam sang Nhật Bản

Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu về hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ gia dụng. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Nhật đạt 291,5 triệu USD (bằng 8% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Nhật) chỉ đứng sau Trung Quốc về các nước có kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cao sang thị trường Nhật Bản.

Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của ta sang Nhật Bản rất đa dạng gồm: gỗ nhiên liệu dạng khúc (mã HS 4401), gỗ cây (mã HS 4403), gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc (mã HS 4407), tấm gỗ lạng làm lớp mặt (mã HS 4408), gỗ ván tráng trí làm sàn (mã HS 4409), ván sợi bằng gỗ (mã HS 4412), gỗ dán (mã HS 4412), khung tranh, ảnh bằng gỗ (mã HS 4414), hòm, hộp thùng bằng gỗ (mã HS 4415), tượng gỗ và đồ trang trí bằng gỗ (mã HS 4420), ghế ngồi (mã HS 9401), đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng (mã HS 9403). Trong số các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản, mặt hàng đồ gỗ nội thất (mã HS 9403) chiếm tỷ trọng nhiều nhất khoảng gần 54,1% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 152 triệu USD tăng 17,8% so với năm 2005 (đạt 128 triệu USD).

Bảng 2.4. Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 2002 đến năm 2006

Đơn vị: Triệu USD

ST T

Sản phẩm

gỗ

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

KNXK % trong tổng KNXK KNXK % trong tổng KNXK KNXK % trong tổng KNXK KNXK % trong tổng KNXK KNXK % trong tổng KNXK 1 Ghế 12.664 10.77 12.889 9.45 13.68 8.98 12.15 5 16.35 5.61

2 SP văn phòng 20.41 3 17.35 18.63 8 13.67 26.373 17.32 34.50 6 14.2 33.58 11.52 3 SP nhà bếp 3.834 3.26 3.342 2.45 20.138 13.22 8.991 3.7 12 4.12 4 SP phòng ngủ 16.23 8 13.8 17.87 1 13.11 19.249 12.64 43.254 17.8 51.12 17.54 5 Thủ công mỹ nghệ 2.231 1.9 2.196 1.61 11.433 7.51 6.075 2.5 4.961 1.7 6 Dăm gỗ 0.948 0.8 1.124 0.82 1.242 0.82 54.918 22.6 68.622 23.54 7 Gỗ ván 1.048 0.9 1.401 1.03 1.946 1.28 7.533 3.1 13.723 4.71 8 SP nội thất khác 60.28 7 51.22 78.88 8 57.86 58.239 38.23 75.573 31.1 91.144 31.26

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Thương mại)

Theo dõi số liệu về xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 2002 đến năm 2006, có thể thấy rằng cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản có sự chuyển dịch qua các năm. Những mặt hàng chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật Bản là các sản phẩm gỗ nội thất được làm bằng gỗ mềm.

Năm 2002, các sản phẩm gỗ có kim ngạch xuất khẩu cao sang Nhật Bản là sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng (đạt kim ngạch xuất khẩu là 20,4 triệu USD, chiếm 17% trong tổng kim ngạch); thứ hai là sản phẩm gỗ dùng trong phòng ngủ (đạt kim ngạch xuất khẩu 16,238 triệu USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản); thứ ba là ghế (gồm có các loại ghế khung gỗ nhồi đệm và ghế khung gỗ loại khác, có kim ngạch xuất khẩu là 12,66 triệu USD, chiếm 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật). Các sản phẩm khác có kim ngạch xuất khẩu từ gần 1 triệu USD đến 4 triệu USD là sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp (chiếm 3%), hàng thủ công mỹ nghệ bằng gỗ (chiếm 2%), gỗ ván sàn (1%) và dăm gỗ (1%).

Về cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ nội thất, ghế, hàng thủ công mỹ nghệ, gỗ ván và dăm gỗ chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật. Tổng kim ngạch các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, dăm gỗ và gỗ ván chỉ chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật. Sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp đạt kim ngạch xuất khẩu 3,34 triệu USD, chiếm 2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao hơn là ghế đạt kim ngạch xuất khẩu gần

12,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng là 9%; sản phẩm gỗ dùng trong phòng ngủ đạt kim ngạch xuất khẩu là gần 18 triệu USD, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản. Sản phẩm gỗ đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất vào thị trường Nhật Bản năm 2003 vẫn là sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng với kim ngạch xuất khẩu là 18,64 triệu USD, chiếm 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản.

Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản năm 2004 là 152,3 triệu USD, trong đó các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu cũng tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng với kim ngạch xuất khẩu là 26,34 triệu USD, chiếm tỷ trọng 17% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật. Hai loại sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu ngang nhau đạt khoảng 13% là sản phẩm gỗ dùng trong phòng ngủ (đạt kim ngạch xuất khẩu 19,2 triệu USD) và sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp (đạt kim ngạch 20,1 triệu USD). Ghế và hàng thủ công mỹ nghệ là hai loại sản phẩm gỗ đạt tỷ trọng khá cao

trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật. Ghế đạt kim ngạch xuất khẩu là 13,7 triệu USD, chiếm 9%. Hàng thủ công mỹ nghệ đạt kim ngạch xuất khẩu 11,43 triệu USD, chiếm 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản. Dăm gỗ và ván sàn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 1% trong kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, nhưng đây là những sản phẩm rất có tiềm năng.

Năm 2005, cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có sự chuyển biến rõ rệt. Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là dăm gỗ, với kim ngạch xuất khẩu là 54,9 triệu USD đạt tỷ trọng 22,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản. Những năm trước, xuất khẩu dăm gỗ chỉ đạt tỷ trọng 1%, năm 2005, dăm gỗ đã vươn lên đứng thứ nhất trong các sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản do nhu cầu về dăm gỗ của thị trường Nhật Bản hàng năm rất lớn và sản phẩm này của Việt Nam đã tìm được con đường xuất khẩu thuận lợi sang thị trường Nhật. Những năm sau nữa, dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật sẽ vẫn tiếp tục đạt kim ngạch xuất khẩu cao.

Sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai là sản phẩm gỗ dùng trong phòng ngủ đạt tỷ trọng 18% với kim ngạch xuất khẩu là 43,25 triệu USD. Đây là sản phẩm vẫn luôn giữ được tỷ trọng xuất khẩu khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản. Tiếp đến là sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng, với kim ngạch xuất khẩu đạt 33,58 triệu USD; chiếm 14% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật năm 2005. Sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng từ năm 2002 đến năm 2004 đều đạt sản phẩm chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao

nhất. Năm 2005, sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng tuy đứng vị trí thứ ba nhưng vẫn là sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu cao sang thị trường Nhật Bản.

Các sản phẩm ghế, gỗ ván, sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp, hàng thủ công mỹ nghệ đạt tỷ trọng từ 3% đến 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ghế đạt 12,15 triệu USD, chiếm 5%. Xuất khẩu sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp đạt kim ngạch xuất khẩu là gần 9 triệu USD, chiếm gần 4% tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật. Sản phẩm gỗ ván sàn đạt kim ngạch xuất khẩu 7,5 triệu USD (chiếm 3,1%); hàng thủ công mỹ nghệ bằng gỗ có kim ngạch xuất khẩu là 6,1 triệu USD (chiếm 2,5%). Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ khác sang Nhật Bản là 75,6 triệu USD, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản năm 2005.

Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản năm 2006, sản phẩm dăm gỗ, gỗ đai thùng, gậy là đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đạt trên 68,6 triệu USD, chiếm 23,54% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản. Tiếp đến là sản phẩm dùng trong phòng ngủ, đạt kim ngạch xuất khẩu là 51,12 triệu USD, chiếm 17,54% trong kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản. Sản phẩm

đạt kim ngạch xuất khẩu khá cao, đạt 33,58 triệu USD đứng vị trí thứ ba là sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng, chiếm tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản là gần 12%. Các sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu khá là ghế đạt 16,35 triệu USD, chiếm 5,61%; sản phẩm gỗ ván đạt 13,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5%; sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp đạt kim ngạch xuất khẩu 12 triệu USD, chiếm 4,12%; sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng gỗ chiếm gần 2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu là gần 5 triệu USD.

Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ trên đã chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, còn lại 30% là các sản phẩm gỗ xuất khẩu khác. Tóm lại, các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu là các sản phẩm gỗ nội thất như ghế, sản phẩm gỗ dùng trong văn phòng, sản phẩm gỗ dùng trong phòng ngủ, sản phẩm gỗ dùng trong nhà bếp, sản phẩm gỗ dùng trong phòng khách, phòng ăn; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng gỗ, gỗ ván. Đặc biệt, dăm gỗ Việt Nam hiện nay là sản phẩm rất có vị thế tại thị trường Nhật Bản và cũng là sản phẩm gỗ xuất khẩu lớn nhất trong hai năm gần đây của Việt Nam sang Nhật Bản.

Cơ hội xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản dành cho các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn. Các doanh nghiệp nên đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu hơn nữa nhằm tăng giá trị gia tăng trên sản phẩm xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô.

Đặc điểm các hình thức phân phối đồ gỗ tại Nhật Bản:

Các nhà bán lẻ đồ gỗ chủ yếu bán đồ gỗ gia dụng. Vì thế các nhà xuất khẩu đồ gỗ gia dụng cần hướng tới các nhà bán lẻ của Nhật. Hình thức đặt hàng có thể qua thư hay điện thoại với những đơn hàng nhỏ.

Hiện có khoảng trên 6.290 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ ở Nhật, trong đó khoảng 6.000 cửa hàng là cửa hàng dạng vừa và nhỏ, với diện tích bán hàng nhỏ hơn 1.500 m2, 920 cửa hàng còn lại là các cửa hàng lớn có diện tích hơn 1500 m2.

Đây là đối tượng mà các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đồ gỗ cao cấp cần quan tâm.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm tới các cửa hàng bách khoá tổng hợp cho các mặt hàng chất lượng vừa, hàng đại trà và kể cả hàng cao cấp. Họ có những khách hàng trung thành, có thu nhập cao và cả khách bình dân nên mặt hàng bày bán khá đa dạng.

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường nhật bản trong điều kiện tham gia wto (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w