Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường nhật bản trong điều kiện tham gia wto (Trang 82 - 83)

b) Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp

3.2.1.1.Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ

Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ thời gian từ nay đến năm 2020 cần phải đạt các mục tiêu:

Thứ nhất, phấn đấu hoàn thành vượt mức mục tiêu đề ra của chính phủ là xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD vào năm 2007 và 8 tỷ USD vào năm 2020, trong đó cụ thể các dạng sản phẩm gỗ xuất khẩu vào 2020 như sau:

Đồ gỗ gia dụng - 800 ngàn m3 (1120 triệu USD), Đồ gỗ mỹ nghệ -1600 ngàn m3 (800 triệu USD), Ván nhân tạo - 800 ngàn m3 (160 triệu USD), Dăm mảnh gỗ - 1200 ngàn m3 (120 triệu USD).

Đồ gỗ gia dụng sản xuất từ ván nhân tạo - 1600 ngàn m3 (1600 triệu USD), …

Mục tiêu chung là dự kiến đến năm 2020, nhu cầu vốn của toàn ngành chế biến gỗ là 1,7 tỷ USD, dự kiến cả nước đạt 22 triệu m3 gỗ nguyên liệu. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 5,5 tỷ USD, năm 2020 là 10 tỷ USD.

Một chiến lược phát triển tổng thể các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước trong giai đoạn đầu Việt Nam gia nhập WTO từ nay đến năm 2010 đã được xác lập, trong đó riêng ngành chế biến gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu là 5,5 tỷ USD. Theo các chuyên gia, với mục tiêu 5,5 tỷ USD vào năm 2010, khi Việt Nam gia nhập WTO điều đó có thể thực hiện được, với điều kiện ngành phải có những nỗ lực rất lớn, đồng thời phải khắc phục ngay những nhược điểm như chương hai đã trình bày.

Thứ hai, phải đạt được mức độ đa dạng hoá thị trường cao để tránh những rủi ro về xuất khẩu có thể xảy ra do tập trung quá mức việc xuất khẩu vào một số khu

vực thị trường nhưng lại phải duy trì và mở rộng được thị phần ở các thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới là EU, Nhật Bản và Mỹ;

Thứ ba, xuất khẩu gỗ phải góp phần bảo vệ rừng tự nhiên và phát triển trồng rừng bảo vệ môi trường, cũng như tạo thêm công ăn việc làm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế nông thôn miền núi đưa lâm nghiệp thành một ngành kinh tế quan trọng, đưa công nghiệp chế biến gỗ thành công nghiệp mũi nhọn, có công nghệ tiên tiến và quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn...

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang thị trường nhật bản trong điều kiện tham gia wto (Trang 82 - 83)