KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 105 - 110)

b. Nhóm nguyên nhân từ bên ngoài

3.3. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

TRUNG ƯƠNG

Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 Đảng ta đã chỉ rõ “Cải tổ hệ thống Ngân hàng để hoạt động có hiệu quả, thực sự trở

thành trung tâm tiền tệ, tín dụng thanh toán, đóng vai trò nòng cốt trên thị trường vốn và tiền tệ...” Sự phát triển của hệ thống NH đòi hỏi có sự phát triển

đồng bộ của TTTC, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến sự phát triển của thị trường giao dịch nội tệ, ngoại tệ liên NH và TTCK. Sự phát triển đồng bộ của HTTC một mặt tạo ra sự cạnh tranh đối với các NH trong thu hút và phân bổ các nguồn vốn xã hội từ đó tạo động lực thúc đẩy sự đổi mới của NH. Mặt khác nó cũng tạo cho các NH những cơ hội để đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ, cung cấp các công cụ đa dạng cho phép các NH linh hoạt trong việc điều tiết các nguồn vốn, tăng cường khả năng HĐV cho các NHTM. phát triển thị trường tiền tệ ngắn hạn nhằm gián tiếp hỗ trợ việc triển khai chiến lược vốn vì ổn định nhu cầu vốn ngắn hạn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình tích luỹ, tích tụ, tập trung vốn tự nhiên. Nhờ đó NH phát triển thuận lợi, có thêm nhiều cơ hội mở mang nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn. Đương nhiên để phát triển thị trường tiền tệ ngắn hạn, NH cần chú ý tạo nhanh các công cụ tiền tệ ngắn hạn (Kỳ phiếu NHTM, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, các loại séc, thẻ thanh toán, các hợp đồng giao nhận, các dạng hình thanh toán điện tử...). Đó là sự “tập dượt” cần thiết đối với các NH, tạo động lực “bên trong” tạo vốn cho CNH-HĐH cho những năm sau này.

Chính sách lãi suất

Muốn huy động nguồn vốn trong nước được nhiều, phải có một chính sách lãi suất hấp dẫn để các tổ chức kinh tế, đặc biệt là tầng lớp dân cư gửi tiền tiết kiệm và các khoản tiền nhàn rỗi vào NH.

Lãi suất huy động hấp dẫn bao giờ cũng là lãi suất thực dương, có nghĩa là nó phải cao hơn chỉ số lạm phát, thực ra kể từ tháng 8/2002 trở lại đây, với chính sách thả nổi lãi suất thì lãi suất đã không còn mang tính cưỡng chế như trước đây nữa, NHNN đã cho phép các NHTM được quyền tự do xây dựng mức lãi xuất cho NH mình. Song về cơ bản đây vẫn chỉ là hình thức “thả nổi có kiểm soát”, so với giai đoạn trước đây thì lãi suất huy động của các NHTM luôn cao

hơn chỉ số lạm phát, nhưng xuyên thay đổi do chỉ số lạm phát trồi sụt bất thường từ năm này sang năm khác:

Bảng 16: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 1991-2005 Đơn vị: % Năm 1991 Năm 1992 Năm 1993 Năm 1994 Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 67.7 17.6 5.2 14.4 12.7 4.5 3.6 9.2 0.1 -0.6 0.8 4.5 3.5 9.5 8.4

(Nguồn: Niên giám thống kê)

Nhưng xét về điều kiện cụ thể cần thiết tại Việt Nam hiện nay, đang cần nguồn vốn huy động trong nước hơn là vay vốn nước ngoài. Dựa trên quan điểm này nên theo em, không thể áp dụng lãi suất thấp, bởi vì nếu áp dụng lãi suất thấp sẽ rất khó huy động được nguồn vốn hiện có trong nước. Mặt khác, lãi suất là một trong những công cụ chủ yếu trong việc điều tiết nền kinh tế.

Công cụ lãi suất có hai mặt công phạt và rất nhạy cảm. Tăng lãi tiền gửi có lợi cho tiết kiệm, bất lợi cho đầu tư và ngược lại. Vả lại công cuộc CNH- HĐH không tránh khỏi việc tập trung nguồn lực vào những nghành mũi nhọn, đầu kéo cho nền kinh tế và những khu vực phát triển chiến lược, do vậy trong tình hình nguồn vốn trong nền kinh tế còn rất hạn hẹp thì việc sử dụng công cụ lãi suất một cách có chủ đích là một điều cần thiết. Lãi suất cao trong một nền kinh tế đang khan hiếm nguồn vốn không nhất thiết dẫn đến giảm đầu tư. Thực tiễn của một số các nước trong khu vực đã cho ta thấy rõ điều này. Ngoài ra, có một hiệu ứng tích cực của lãi suất cao đối với đầu tư không dễ thấy là nó làm cho vốn được “chảy” vào các nghành cần ít vốn nhiều lao động những nghành cần ít vốn nhiều lao động này đồng vốn mang lại hiệu quả cao.

Lãi suất tiền gửi cao còn chứa một thành tố tích cực là trong một chứng mực nhất định nó giúp phân phối lại thu nhập cho quảng đại quần chúng, vì được hưởng lợi ích từ chính sách này là số đông dân cư, những người không có khả năng kinh doanh làm giàu coi lãi suất tiền gửi là một trong những nguồn thu nhập cho cuộc sống, tuy nhiên việc kìm chế lạm phát bao giờ cũng là vấn đề tối quan trọng. Nếu chỉ số lạm phát là 2.5%/năm thì lãi suất huy động 5% /năm và lãi suất cho vay là 9%/năm. Nếu chỉ số lạm phát là 4%/năm thì lãi suất huy động là 8%/năm và như vậy lãi suất cho vay là 12%/năm là mức lãi suất cho vay đủ thấp phù hợp với tình hình hiện nay.

Cũng cần nhắc lại rằng sự tin tưởng của người gửi tiền vào NH hiện nay tại Việt Nam chưa được cao lắm so với các nước khác. Một khi lòng tin này được nâng cao hơn thì việc HĐV có thể sẽ được cải thiện nhiêu hơn dù cho tỷ lệ lãi suất thực không còn bằng chỉ số lạm phát. Và lúc đó chúng ta có thể áp dụng quan điểm lãi suất thực dương thấp vừa đủ để những người đầu tư gián tiếp nhận được một khoản lợi tức nhỏ bé mà họ vẫn hài lòng, do họ ý thức được rằng việc

phát triển kinh tế quốc gia là quan trọng hơn quyền lợi cá nhân của họ. Chính vì lý do đó mà chúng ta cần có biện pháp giải thích cho dân chúng hiểu được rằng: Sẽ không có rủi ro nào khi gửi tiền vào NH và họ sẽ nhận được một khoản lợi tức cao hơn chỉ số lạm phát – là phần thưởng thích đáng cho việc hy sinh tiêu dùng hiện tại để được hưởng thụ nhiều hơn trong tương lai.

Vậy làm thế nào để huy động tiền gửi trung và dài hạn từ dân cư đó là câu hỏi đặt ra không chỉ riêng nghành NH mà đối với tất cả chúng ta và chính là đối với Nhà nước.

Để tạo dựng trở lại “niềm tin kinh doanh” cho đông đảo các tầng lớp dân cư, thì điều tối quan trọng đòi hỏi ở một nhà nước pháp quyền “của dân, do dân, vì dân” là đảm bảo sự duy trì quản lý vĩ mô theo hiến pháp và pháp luật, tránh can thiệp vào nền kinh tế bằng những quyết định mang tính hành chính, vô đoan gây ra nên những khó khăn, những xáo trộn hoặc “trói buộc” không cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngân hàng, làm ảnh hưởng đến đời sống thu nhập dân cư. Cần nhanh chóng đổi mới, cải thiện môi trường hành chính, thuế khoá và pháp lý, tháo gỡ những quy định thiếu tính khách quan khoa học, tính khả thi trong thực tiễn, lại vừa trái thông lệ quốc tế để các NHTM, đặc biệt là NHTMNN được chủ động điều chỉnh các loại lãi suất huy động của mình tuỳ theo nhu cầu vốn cho vay, đầu tư, cũng như khả năng “chịu đựng” của mỗi NH đối với mức “giá cả” của đồng tiền.

Thông qua việc tạo dựng những yếu tố pháp lý và đòn bẩy kinh tế nhằm khuyến khích người dân gửi tiền hoặc đầu tư dài hạn vào các sản phẩm tài chính NH như: Ban hành một số văn bản luật hoặc nghị định cho phép giảm thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ các sản phẩm tài chính – NH trung và dài hạn theo tỷ lệ luỹ tiến với thời gian đầu tư và miễn thuế hoàn toàn nếu các sản phẩm đó được người đầu tư nắm dữ liên tục trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất từ 5 đến 7 năm) đồng thời cho phép đưa thêm đặc tính “chuyển nhượng được” (giữa các cá nhân vào một số công cụ huy động trung và dài hạn của chính phủ như trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu các công trình trọng điểm do nhà nước đầu tư... ) và của các tổ chức tài chính, tín dụng khác, tạo dần cho người dân mua, bán, cất giữ chuyển đổi các sản phẩm TC-NH trung và dài hạn, từ đó hình thành dần dần các hoạt động sơ khai của TTCK thứ cấp.

Chính sách tiết kiệm

Phong trào khuyến khích tiết kiệm là một biện pháp không thể bỏ qua. Rút kinh nghiệm ở các nước đi trước để xây dựng kinh tế đất nước thì mọi

người, mọi ngành đều phải thực hành tiết kiệm, chống tiêu xài lãng phí dẫn đến thất thoát một nguồn vốn tương đối lớn mà chúng ta dường như “đã lãng quên” không quan tâm đến nó. Bởi vì từ từng hộ gia đình với số vốn nhỏ nhưng ghép lại các số vốn đó thì sẽ trở thành một khối lượng vốn khổng lồ chính nhờ phong trào khuyến khích tiết kiệm toàn quốc. Đặc biệt là trong giai đoạn ngày nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, người dân có mức sống ngày càng cao hơn, xu hướng nghiêng về tiêu dùng của người dân có chiều hướng gia tăng mạnh. Theo các nhà kinh tế phân tích thì đó là xu hướng tất yếu, việc người dân tăng cường tiêu dùng là một điều tốt đối với nền kinh tế vì nó kích thích các ngành sản xuất hàng tiêu dùng trong nước phát triển song chỉ nếu đó là tiêu dùng chính đáng. Hiện nay, giới trẻ Việt Nam vẫn có xu hướng chuộng đồ ngoại nhập nhiều hơn hàng trong nước, thích hưởng thụ đây là những yếu tố rất bất lợi đối với nền kinh tế nói chung và với công tác HĐV của các NHTM nước ta hiện nay. Do vậy mà càng trong giai đoạn này thì việc nhà nước thực thi chính sách kêu gọi tiết kiệm là một điều rất cần thiết.

KẾT LUẬN

Đến đây em xin kết thúc chuyên đề của mình về đề tài “Tăng cường huy

động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Đống Đa”.

Có thể thấy rằng, trong những năm tới, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu đầu tư cũng ngày càng tăng. Và dù rằng nguồn vốn cho đầu tư có thể hình thành từ nhiều kênh khác nhau. Song với thực tế TTTC chưa thực sự phát triển như hiện nay thì chủ yếu NHTM vẫn đóng vai trò “kênh huy động” hiệu quả nhât. Vấn đề đặt là là làm thế nào để NHTM có thể huy động triệt để được nguồn vốn trong nước để phục vụ cho nhu cầu đầu tư? Khi mà tâm lý, thói quen ưa dùng đã gần như trở thành thói quen của người dân, dẫn đến một thực trạng là dù tỷ lệ tiết kiệm của người dân Việt Nam được đánh giá là khá cao. Song doanh số huy động qua hệ thống NH lại rất thấp.

Phát huy vai trò là một CN cấp 1 thuộc hệ thống Incombank VN-một trong 4 NHTM NN lớn nhất Việt Nam, có uy tín lớn, bề dày kinh nghiệp trong hoạt động NH. NHCT CN Đống Đa tiếp tục ra sức tăng cường hoàn thiện công tác huy động vốn tiền gửi từ dân cư để đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như của toàn hệ thống trong những năm tiếp theo.

Vì thời gian thực tập tại NHCT CN Đống Đa không đáng là bao, hơn nữa kiến thức cũng hạn chế. Song em xin đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình để công tác huy động vốn tại NHCT CN Đống Đa ngày càng tốt hơn. Em rất mong nhận được sự đóng góp từ phía bạn bè, sự chỉ bảo của Thầy, của các cô chú, anh chị trong NHCT CN Đống Đa để đề tài “Tăng cường huy động vốn

tiền gửi dân cư tại NHCT CN Đống Đa” hoàn thiện và phát triển thành Luận

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 105 - 110)

w