Huy động tiền gửi dân cư thông qua phát hành kỳ phiếu, trá

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 79 - 84)

Kỳ phiếu là hình thức HĐV hấp dẫn đối với mọi tầng lớp trong dân cư của NHCT Đống Đa nhờ lãi suất huy động cao, trong giai đoạn 2000-2005 này, NHCT CN Đống Đa đã ba lần phát hành kỳ phiếu. Số dư huy động từ nguồn này liên tục tăng qua các năm:

Năm 2001 là 30 tỷ đồng Năm 2002 là 160 tỷ đồng

Năm 2004; năm 2005 là 200 tỷ đồng

Bảng 15: Huy động tiền gửi dân cư thông qua phát hành kỳ phiếu tại NHCT CN Đống Đa trong giai đoạn 2000-2005

Đơn vị: Tỷ đồng(VNĐ)

(Nguồn:Phòng Tổng hợp tiếp thị NHCT CN Đống Đa)

Từ chỗ chỉ chiếm 2.3% năm 2000 đến năm 2004 đã chiếm tới 11.47% và năm 2005 là 10.25%

Trong cả hai năm 2004 NHCT CN Đống Đa phát hành kỳ phiếu theo chỉ định của NHCT VN nhằm thu hút tối đa nguồn tiền dân cư để phục vụ cho nhu cầu cung vốn của cả hệ thống. Chỉ tiêu NHCTVN giao cho chi nhánh là 60 tỷ

đồng. Lãi suất mà NHCT Đống Đa đưa ra khá hấp dẫn do đó mà huy động được một lượng lớn người dân tham gia mua kỳ phiếu do CN phát hành. Cụ thể:

Mức lãi suất huy động kỳ phiếu 6 tháng (ngày 10/05/2004) của CN là 0.55% ; 7 tháng là 0.63%/tháng.

Việc phát hành kỳ phiếu để gọi vốn từ các nhà đầu tư của chi nhánh phần lớn là do NHCT TW chỉ đạo dựa theo tình hình chung của toàn bộ hệ thống NHCTVN nên có những năm CN không tiến hành phát hành kỳ phiếu, mặc dù như đã biết đây là một hình thức huy động có tính chất “chủ động” của Ngân hàng. Việc hạn chế trong quyền “độc lập hoạt động” phần nào cũng làm giảm tính ưu việt của việc HĐV từ nguồn này.

Biểu đồ 10: Huy động tiền gửi dân cư thông qua phát hành kỳ phiếu tại NHCTCN Đống Đa giai đoạn 2000-2005

Như vậy: Qua số liệu đã được trình bày ở phần trên về thực trạng công

tác HĐV tiền gửi dân cư tại NHCT CN Đống Đa giai đoạn những năm 2000- 2005 vừa qua có thể thấy rằng:

Nguồn vốn mà chi nhánh được từ dân cư qua các năm đều tăng, tuy tốc độ tăng có không đều nhau. Việc tăng trưởng nguồn của chi nhánh hàng năm chứng tỏ công tác HĐV của chi nhánh rất có hiệu quả. Song vấn đề đặt ra là tốc độ tăng của HĐV tiền gửi tăng nhanh hơn doanh số cho vay (trong phần 2.1 đã trình bày), chính vì thế mà NHCT CN Đống Đa luôn có số vốn thừa phải điều chuyển lên NHCT TW. Như vậy chứng tỏ rằng vấn đề sử dụng vốn của NH còn nhiều tồn đọng. Trong tình trạng “đói vốn” của nền kinh tế như hiện nay, NHCT CN

Đống Đa lại thu hút được một lượng lớn tiền gửi dân cư – một nguồn được xem là có tính ổn định cả về quy mô và thòi hạn mà không có kế hoạch sử dụng của bản thân chi nhánh, còn phụ thuộc vào NHCT TW là một điều bất cập.

Song không vì thế mà “nghĩ” rằng, NH không cần tiết tục đẩy mạnh công tác HĐV nữa mà phải tập trung vào việc tính toán các phương án sử dụng nguồn vốn đã huy động được. Điều cần thiết hơn cả là việc phải gắn kết công tác huy động và sử dụng. Là một chi nhánh trực thuộc NHCT VN, do vậy CN phải thực hiện những nhiệm vụ được “cấp trên” giao phó, đồng thời phải đặt lợi ích của chi nhánh trong lợi ích toàn thể của hệ thống. Việc điều chuyển vốn về NHCT TW có cái lợi là trong lúc chi nhánh huy động được nhiều vốn mà chưa có kế hoạch sử dụng thì lượng vốn mà chi nhánh thu hút sẽ được chuyển đến cho các chi nhánh khác trong hệ thống đang có cơ hội kinh doanh để đảm bảo cho vốn luôn đi từ “nơi thừa vốn” đến “nơi thiếu vốn”. Đồng thời NHCT TW cũng cho CN hưởng một mức lãi suất nhất định (0.1%).

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

Qua nghiên cứu một số nội dung công tác huy động tiền gửi dân cư tại NHCT CN Đống Đa, có thể thấy rằng hoạt động HĐV của NHCT CN Đống Đa thời gian qua đã đạt được một số thành công, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

2.3.1. Một số thành công đã đạt được

 Tăng trưởng ổn định nguồn vốn huy động từ dân cư, nhờ dó giúp cho NHCT CN Đống Đa tự lực được nguồn vốn kinh doanh và còn có thể điều chuyển được một lượng vốn lớn về quỹ điều hoà của NHCT VN. Để từ đó trung tâm điều hành có thêm nguồn vốn hỗ trợ các CN khác đang gặp khó khăn trong hoạt động HĐV.

 Hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh số huy động vốn tiền gửi dân cư hàng năm do NHCT TW giao cho CN, thể hiện ở số dư tổng nguồn huy động luôn cao hơn so với kế hoạch. Đồng thời CN còn phát hành thành công đợt HĐV từ dân bằng trái phiếu trong năm 2004, trái phiếu do CN phát hành ra đã được người dân hưởng ứng do vậy mà doanh số thu được khá cao. Ngoài việc phát hành trái phiếu bằng VNĐ thì NHCT CN Đống Đa đã phát hành chứng chỉ tiền gửi VNĐ và cả bằng USD (vào các đợt 25/05 và 25/07/2005), với mức lãi suất khá hấp dẫn, đây là hình thức huy động mới

được áp dụng gần đây, thể hiện sự nhanh nhạy nắm bắt tình hình kinh tế của ban lãnh đạo CN.

 NHCT CN Đống Đa luôn theo dõi và nắm bắt tình hình diễn biến thị trường, thu nhập dân cư, tâm lý dân cư nhờ đó mà có sự điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động tiền gửi dân cư phù hợp. Với mức lãi suất được điều chỉnh (song vẫn dựa trên mức lãi suất chỉ đạo của NHCT TW) liên tục tăng cộng với uy tín vốn có của CN thì có thể thấy Chi phí huy động tiền gửi dân cư của CN là chấp nhận được và có thể kinh doanh có hiệu quả.

 NHCT CN Đống Đa đã đạt được sự đa dạng trong các hình thức huy động: tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, phát hành thẻ ATM; đưa ra hình thức tiết kiệm dự thưởng, ngoài ra còn có sự đa dạng về kỳ hạn... Nên CN đã tạo ra được sự thành công trong việc tạo ra một nguồn tiền gửi dân cư dồi dào cả về số lượng lẫn chất lượng.

 NHCT CN Đống Đa đã tạo ra được nguồn tiền gửi dân cư có sự tăng trưởng ổn định về thời gian. Điều này được thể hiện qua số dư tiền gửi dân cư của chi nhánh tăng lên qua các năm và tăng ở hầu hết các kỳ hạn. Trong cơ cấu nguồn huy động trong dân cư, tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao. Nhờ đó mà NHCT CN Đống Đa có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn đầu tư kinh doanh.

 NHCT CN Đống Đa đã tăng niềm tin của KH do đổi mới lề lối làm việc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho KH gửi và rút tiền, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật ở các quỹ tiết kiệm, hàng năm còn mở hội nghị KH và tặng quà cho KH vào các dịp lễ tết.

NHCT CN Đống Đa đã đạt được một số thành tựu trên đã khẳng định: NHCT CN Đống Đa đã có uy tín trong lòng người dân trên địa bàn quận Đống Đa; NHCT CN Đống Đa luôn quan tâm đến nghiệp vụ, trình độ, thái độ của cán bộ nhân viên tới KH; Các quỹ tiết kiệm gần trung tâm các quận, các khu dân cư, giao thông thuận tiện...

2.3.2. Những mặt chưa được và nguyên nhân2.3.2.1. những mặt chưa được 2.3.2.1. những mặt chưa được

Tuy đạt được những thành công đáng kể trên nhưng NHCT CN Đống Đa cũng còn bộc lộ một số mặt hạn chế trong công tức HĐV tiền gửi dân cư như sau:

 Các hình thức HĐV từ dân cư tuy đa dạng song chủ yếu vẫn là những hình thức mang tính chất cổ truyền như là tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu,

trái phiếu. Các hình thức khác như: mở tài khoản tiền gửi cá nhân, sử dụng séc cá nhân, thẻ tín dụng, gửi tiền một nơi lĩnh tiền nhiều nơi... đã được CN thực hiện song chưa trở nên phổ biến. Mặc dù là một trong những đơn vị phát hành thẻ đầu tiên tại VN và có sự phong phú về các hình thức thẻ ATM song Thẻ ATM của CN chưa có tính đa năng vừa gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, uỷ nhiệm chi tự động, đầu tư và quản lý tự động (như ở một số NH khác đã thực hiện tiêu biểu là NH ANZ). Hơn nữa tồn tại một điều bất cập nữa là hệ thống các máy, các điểm rút tiền của hệ thống Incombank chưa thật rộng rãi điều này làm hạn chế tính thuận tiện của dịch vụ này của CN, đây cũng là một yếu tố dẫn đến việc giảm ý muốn gửi tiền của dân chúng vào NH. Họ cho rằng giữ tiền mặt là biện pháp tốt nhất vì khi cần là có ngay so với việc gửi vào NH mà khi cần thì lại khó khăn trong việc rút ra. Đó chính là tâm lý e ngại của người dân về việc “gửi vào thì dễ mà rút ra thì khó”. Dịch vụ tài khoản điện tử, dịch vụ home banking và các dịch vụ e-banking khác... chưa thực sự phát triển, chưa tạo được sự thuận tiện một cách tối ưu nhất cho KH cá nhân. Hầu như KH cá nhân chưa biết hoặc sử dụng rất ít các dịnh vụ rất ít các dịch vụ thông qua hệ thống Vấn đề này đã làm giảm đáng kể nguồn vốn tiền gửi, tài khoản tiền gửi của người dân...

 Mặc dù đã thành công trong việc phát hành kỳ phiếu mục đích. Song hiện nay, NHCT CN Đống Đa chỉ kinh doanh bằng VNĐ là trở nên thông dụng còn kỳ phiếu bằng USD do nhiều yếu tố, chưa được KH hoan nghênh. Năm 2002, ngoài phát hành kỳ phiếu VNĐ, không phát hành kỳ phiếu bằng USD... Điều này phản ánh rằng người dân chưa hoàn toàn tin tưởng vào CN họ còn e ngại khi mua kỳ phiếu bằng ngoại tệ. Ngoài ra còn có một bộ phận lớn người dân còn chưa biết đến CN, chưa học được cách thức mua bán, trao đổi ra sao. Vậy nên chăng cần nghiên cứu, xem xét và có những cải tiến cho phù hợp.

 Chính sách bán sản phẩm của CN vẫn theo tư duy lối mòn “bán

sản phẩm dịch vụ cho từng nhu cầu đơn lẻ”. Quan điểm về gói sản phẩm vẫn

còn rất xa lạ. Đồng thời CN chưa thực hiện hình thức bán chéo sản phẩm. Chưa có chính sách lãi suất và phí dịch vụ hợp lý đối với thị trường những KH cá nhân. Mặt dù CN đã có sự nhanh nhậy trong điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với diễn biến của thị trường. Song như đã giới thiệu, vì là một CN thuộc Incombank Việt Nam cho nên lãi suất của CN phải thống nhất với toàn hệ thống do vậy CN còn bị động trong việc xây dựng chính sách lãi suất (phụ thuộc vào NHCT VN). Đây chính là một hạn chế ảnh hưởng nhiều đến công tác HĐV từ dân cư cũng như tính cạnh tranh của CN. Vì như ở Chương 1 đã

trình bày thì chi phí HĐV là một biến cần thiết phải được xem xét đến trong quá trình NH tiến hành các biện pháp huy động. Việc định chi phí huy động phải do bản thân mỗi NH dựa vào tình hình của NH mình định ra, mang tính khách quan nhiều hơn. Đối với NHCT CN Đống Đa, lãi suất huy động cũng như cho vay được thực hiện đồng bộ cùng với các CN khác trong cùng hệ thống Incombank, CN không tự định ra mức lãi suất này. Do đó, vấn đề đặt ra là phải tăng tính chủ, có nghĩa là giám đốc tại các CN của NHCT VN cụ thể ở đây là NHCT CN Đống Đa nên được quyền ra quyết định phần nào về lãi suất huy động, lãi suất cho vay...

 Công tác Marketing chưa thực sự đạt hiệu quả tối đa nhất. Vẫn có một bộ phận không nhỏ dân chúng chưa có sự hiểu biết đầy đủ về NH. Hầu hết người dân chỉ biết đến NHCT CN Đống Đa là một CN của NHCT VN khi mà họ đến giao dịch tại NH, việc quảng bá hình ảnh của CN chưa được ban quản lý cũng như lãnh đạo CN quan tâm một cách đầy đủ. Mặc dù hàng năm CN cũng có những hoạt động như tổ chức các cuộc thi, các hội nghị KH, các hoạt động tài trợ cho một số đơn vị nhằm tiếp xúc gần hơn với KH. Song so với các CN của các NH khác đặc biệt là các NHCP thì còn kém hơn rất nhiều.

 Hoạt động HĐV chưa gắn chặt chẽ với sử dụng vốn hiệu quả. Mặc dù, lượng vốn huy động của NHCT CN Đống Đa là khá lớn, lượng tiền gửi có kỳ hạn của dân cư là khá cao nhưng tổng dư nợ cho vay của NHCT CN Đống Đa chưa hiệu quả tối đa, còn thấp so với lượng vốn huy động được.

 Lượng vốn huy động được của NHCT CN Đống Đa chưa thực sự đạt hiệu quả tối đa trong việc sử dụng vốn mà chủ yếu là chuyển về quỹ điều hoà của NHCT TW. Cũng chính vì lý do này mà NHCT CN Đống Đa còn rất bị động, điều này thể hiện cụ thể trong công tác HĐV nói chung và từ dân cư nói riêng. Kế hoạch huy động hàng năm của chi nhánh chủ yếu là căn cứ theo chiến lược của NHCTVN giao xuống cho chi nhánh, đồng thời NHCT TW cũng có những quy định cụ thể về kế hoạch sử dụng nguồn đối với chi nhánh. Việc chuyên về NHCT TW một lượng vốn điều hoà hàng năm ngày càng tăng của chi nhánh đã là một minh chứng rõ nét nhất cho vấn đề này.

2.3.2.2 . Một số nguyên nhân

Không thể “đổ vạ” rằng những hạn chế trên của CN là do thế này hay thế kia được. Ở đây, khi xem xét nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của chi nhánh có thể thấy rằng có hai nhóm nguyên nhân:

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w