Những quan điểm văn hoá – xã hội ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 30 - 32)

trong lĩnh vực ngân hàng như sau:

Quan điểm về doanh nghiệp và kinh doanh; quan điểm về sự giàu có; quan điểm về thăng tiến; quan điểm về đạo đức nghề nghiệp; quan điểm về học tập và tự đào tạo; quan điểm về gắn bó với nghề nghiệp; quan điểm về rủi ro và thất bại...

NH là một nghành dịch vụ chất xám mà thành công của nó đòi hỏi phải có những cá nhân xuất sắc, có tham vọng kinh doanh, làm giàu và thăng tiến. Khả năng HĐV của NH gắn trực tiếp với trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của các cán bộ nhân viên NH, do đó ở đây, ngay đầu tiên khi đề cập đến các nhân tố chủ quan tác động đến công tác HĐV của một NHTM thì yếu tố nhân lực được đề cập đến đầu tiên. Nếu một đất nước mà người dân coi trọng những giá trị trên thì những người có phẩm chất đó sẽ có điều kiện phát triển và NH sẽ có nhiều cơ hội tuyển chọn được nguồn nhân lực có nhiều phẩm chất phù hợp với sự phát triển của mình.

NH đồng thời là một nghành chịu nhiều rủi ro nhất, vì thế những người có khả năng phát hiện và đánh giá được rủi ro, dám chấp nhận rủi ro, vì thế những người là người có sự thận trọng cần thiết, tôn trọng các yêu cầu về đạo đức, nghề nghiệp. Coi trọng đạo đức cũng là một phẩm chất quan trọng đối với các thành viên NH. Việc coi trọng đạo đức là cơ sở để NH giữ chữ tín với KH, là chỗ dựa cho niềm tin của công chúng đối với NH. Một xã hội coi trọng đạo đức cũng là một điều kiện thuận lợi với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của NH. Do sự đòi hỏi về nguồn tích luỹ về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nên tập quán về sự gắn bó nghề nghiệp cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu người dân ở một

nước không có thói quen thay đổi chỗ làm việc, thường gắn bó với một doanh nghiệp nào đó trong một thời gian dài thì các NH nước đó sẽ có lợi thế trong việc duy trì và liên tục nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên của mình, trên cơ sở đó để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Rất nhiều mảng hoạt động của NH đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao và đòi hỏi kinh nghiệm tích luỹ liên tục.

NH cũng là một nghành có tốc độ đổi mới và cải tiến rất cao vì thế khả năng tự học, tự đào tạo của các nhân viên sẽ có ý nghĩa quyết định đối với việc duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mỗi NH. Một xã hội coi trọng việc học tập và rèn luyện cũng là một lợi thế đối với nghành NH nước đó.

b. Năng lực và trình độ quản lý của cán bộ ngân hàng (cả về phương diện quản lý và trình độ nghiệp vụ)

Về phương diện quản lý

Nếu NH quản lý tốt về mặt nhân sự, về tài sản nợ, tài sản có tức là trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình NH dự đoán được những rủi ro xảy ra, dự đoán được môi trường đầu tư của mình có hiệu quả hay không, nắm bắt được những biến đổi ngoài thị trường một cách nhanh chóng để có thể tư vấn cho KH của mình có hiệu quả cao nhất. Từ đó thu hút được KH làm cho môi trường đầu tư của NH ngày càng mở rộng. Mặt khác, do quản lý tốt nên trong quá trình hoạt động, NH đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, từ đó có điều kiện mở rộng KH dân cư gửi tiền cũng như vay tiền. Ví dụ: khi NH làm dịch vụ chứng khoán do phán đoán, thu thập và xử lý thông tin tốt nên khi mua bán chứng khoán NH dễ thành công, thu hút KH đến uỷ thác NH kinh doanh hộ chứng khoán. Khi đó, NH có thể sử dụng được số tiền mà KH ký gửi nhờ NH mua hộ chứng khoán mà chưa sử dụng đến.

Về trình độ nghiệp vụ

Trình độ nghiệp vụ của cán bộ NH có thì trong quá trình hoạt động kinh doanh, mọi thao tác nghiệp vụ thực hiện nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả, từ đó NH có điều kiện mở rộng kinh doanh, giảm thấp hoạt động và thu hút được KH.

Hiện nay, nhiều NH Việt Nam trình độ nghiệp vụ của cán bộ còn nhiều

bất cập. Vì vậy, cần phải chú trọng nâng cao trình độ cho cán bộ sao cho phù hợp với nhu cầu của KTTT.

Thái độ phục vụ: Đây là những yếu tố mang tính chất chủ quan tác động đến quy mô tiền gửi. Nếu NH hoạt động tốt, có danh tiếng lâu đời, các nhân viên NH

luôn cởi mở, nhiệt tình đối với KH, luôn tạo thuận lợi cho KH thì sẽ gây được uy tín tốt đối với KH, sẽ ngày càng có nhiều KH đến giao dịch, gửi tiền

Thêm vào đó một NH có cơ sở vật chất vững mạnh, một trụ sở làm việc khang trang, sạch đẹp, phương tiện làm việc hiện đại sẽ gây cho người gửi tòêm đặc biệt là người dân cảm giác an tâm hơn, từ đó giúp cho NH huy động nhiều vốn hơn.

Cách thức phục vụ của cán bộ NH đối với KH cũng có những ảnh hưởng lớn đến việc HĐV cho NH. Hơn ai hết, nhân viên NH là người trực tiếp giao tiếp với KH. Nếu cán bộ NH giao tiếp với KH một cách lịch sự, nhã nhặn, nhiệt tình thì sẽ gây được cảm tình tốt với KH, tạo uy tín cho NH về phục vụ KH. Ngược lại, nếu thái độ của cán bộ NH không lịch sự, thiếu nhã nhặn với KH thì họ sẽ đi giao dịch với NH khác. Vì vậy, để thu hút được KH gửi tiền thì trong quá trình phục vụ, cán bộ NH không phải chỉ có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ mà còn phải chú ý đến thái độ phục vụ của mình sao cho vừa lòng KH.

1.3.2.2. Cách thức huy động vốn tiền gửi dân cư của và các yếu tố khác khác

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w