Huy động tiền gửi có kỳ hạn

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 100 - 101)

b. Nhóm nguyên nhân từ bên ngoài

3.2.3.1. Huy động tiền gửi có kỳ hạn

Huy động tiền gửi có kỳ hạn cần phải định ra nhiều loại kỳ hạn dài 3 năm; 5 năm; 10 năm. Về nguyên tắc, loại kỳ hạn dài có lãi suất cao hơn kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên, lãi suất kỳ hạn dài không thể quá cao vượt mức chịu đựng của nền kinh tế. Thông thường người gửi tiền có kỳ hạn dài thường lo âu là khi các NH phá sản họ sẽ không thu hồi được các khoản tiền gửi. Vì vậy, theo em đối với những khoản tiền gửi dài hạn cần phát hành các trái phiếu dài hạn có thể chuyển nhượng một cách dễ dàng, trên thị trường các trái phiếu này có thể bán lại cho các cá nhân khác, cho các doanh nghiệp, cho các NH, cho bất cứ tổ chức, cơ quan nào có khả năng tài chính và họ muốn mua nó. Một vấn đề khác cần quan tâm hiện nay là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền dài hạn. Tức nhiên, trước hết là lãi suất dài hạn phải lớn hơn lãi suất ngắn hạn. Các khoản lãi phải được trả đúng hạn hoặc nhập vốn đúng theo ý muốn của người gửi tiền. Trong trường hợp có lạm phát mạnh về giá trị tiền gửi cần phải được đảm bảo. Những quy định trên cần phải được công bố cho mọi người được biết và phải được pháp luật bảo hộ.

Hiện tượng cất trữ vàng, đá quý như một loại tài sản để dành cho con cháu mai sau còn phổ biến trong dân cư. Làm thế nào để vận động mọi người chuyển các hình thức cất giữ tài sản này trở thành tiền gửi dài hạn là một vấn đề có ý nghĩa cao đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. HĐV tiền gửi bằng vàng là một hình thức được các NHTM áp dụng. Song cũng chỉ huy động ngắn hạn chưa có huy động dài hạn, có thể thực hiện việc bán vàng và gửi vàng vào NH hay không. Theo em, có thể thực hiện hình thức này như: Khi một cá nhân nào đó muốn mua vàng để cất trữ có thể để một NH nộp vào số tiền cần mua theo giá trị thị trường để mua số vàng mà mình muốn mua, người mua để số vàng đó NH cất giữ, NH cấp cho người mua một giấy chứng nhận người đó có gửi vàng

vào NH nhờ cất trữ hộ, số lượng vàng cụ thể nào đó mà người mua đã mua. Khi người có vàng muốn lấy vàng ra để sử dụng thì cần phải báo cho NH biết trước một ngày và NH phải mua đủ số vàng đó để trả cho người gửi vàng. Trường hợp người gửi muốn bán vàng cho NH thì theo giá thị trường để thanh toán cho người gửi vàng.

Thực chất việc mua bán này chỉ thực hiện trên sổ sách của NH mà vàng không xuất hiện, vàng chỉ xuất hiện khi người gửi muốn nhận lại vàng thật sự. Em cho rằng phương pháp này rất an toán cho người mua vàng để cất trữ vì không phải mang vác vàng về nhà. Hình thức này có thể thực hiện thanh toán khi người gửi vàng dùng vàng đó để thanh toán hay chuyển nhượng cho người khác họ sẽ yêu cầu NH chuyển quyền sở hữu số vàng đã gửi qua người được thanh toán. Về phía NH cũng có thể giảm được việc nhập vàng để thoả mãn yêu cầu mua vàng của dân chúng và giảm bớt việc mua bán vàng trên thị trường. Tuy nhiên, đây là hình thức huy động mới mẻ cần phải được luật pháp chế định các quan hệ mua bán phải được tuyên truyền giải thích cụ thể trong dân cư. Các NH cần phải dự trữ một số lượng vàng nhất định để đảm bảo thanh toán bằng vàng cho KH.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 100 - 101)

w