Lãi suất huy động và cho vay

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 34 - 35)

Đốì với người gửi tiền là các doanh nghiệp, họ gửi tiền vào các NH với mục đích thanh toán thì lãi suất không phải là vấn đề mà họ quan tâm. Điều mà họ quan tâm lớn nhất là việc sử dụng các dịch vụ từ NH, và loại tiền gửi này gọi là tiền gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên, bên cạnh bộ phận tiền gửi không kỳ hạn thì vốn huy động của NH còn bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp và tiền tiết kiệm của dân cư. Bộ phận tiền gửi này họ gửi vào NH nhằm mục đích là hưởng lãi, vì vậy lãi suất là diều mà họ rất quan tâm và bộ phận tiền gửi này rất nhạy cảm với lãi suất. Ngoài ra, khi huy động mà chưa đủ vốn để sử dụng thì NH còn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ NH trung ương… Để tạo được nhiều vốn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình, các NH phải có chính sách lãi suất hợp lý sao cho lãi suất huy động vừa đảm bảo kích thích người gửi tiền, vừa phù hợp với lãi suất cho vay để tránh tình trạng vốn huy động với giá cao mà đầu tư với giá thấp.

Hiện nay, một số NH để thu hút KH gửi tiền và vay tiền đã sử dụng lãi suất rất linh hoạt như chia nhỏ lãi suất theo nhiều thời hạn khác nhau kể cả lãi

suất tiền gửi cho thời hạn 2 tháng như ở các NH đầu tư và để không ứ đọng vốn thì họ phải giảm lãi suất cho vay, tuy nhiên, sự tăng giảm này chỉ giới hạn trong một biên độ nhất định vì nó còn phải đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NHTM là phải có lãi. Trong trường hợp thiếu hụt tạm thời, không đủ khả năng thanh toán thì buộc NH phải đi vay nóng ở bên ngoài bằng cách đưa lãi suất đi vay cao hơn lãi suất thị trường. Trong trường hợp này dù chi phí cao nhưng NH vẫn phải chấp nhận dể tránh tình trạng mất khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w