c. Vị trí, nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương chi nhánh Đống
2.1.2.2. Xuất phát từ phía dân cư:
Tổng số dân cư trên địa quận Đống Đa khoảng hơn 40 vạn dân. Tuy vậy các hộ dân cư chủ yếu là kinh doanh buôn bán nhiều, số hộ cán bộ công nhân viên chức chiếm tỷ trọng nhỏ, vì thế số tiền nhàn rồi trong các tầng lớp dân cư rất đa dạng và phong phú, bên cạnh các hộ dân cư có điều kiện kinh doanh, buôn bán còn nhiều yếu tố khác dẫn tới việc HĐV trở nên khó khăn. Ví dụ như: Đồng tiền luôn biến động cả về giá cả lẫn lãi suất (đặc biệt là trong ba năm gần dây 2002-2005), Mặt khác Hà Nội là trung tâm của cả nước - Đặc điểm này vừa có lợi song lại cũng gây không ít những khó khăn cho NH. Với dân số đông, trình độ học vấn cao, nên khả năng thu thập cũng như truyền đạt thông tin là rất cập nhật, đặc biệt là khi có những thông tin bất lợi thì khả năng ghi nhận cũng như lan truyền thông tin rất nhanh. VD như vụ mất khả năng thanh toán của NH ACB trước đây, mặc dù chỉ là tin đồn, không có thật song cũng đã làm giảm sút lòng tin quần chúng cả nước nói chung, Hà Nội và quận Đống Đa nói riêng. Chính vì thế mà một bộ phận không nhỏ dân cư đã không sử dụng đồng tiền
nhàn rỗi của mình gửi vào NH. Như vậy có thể thấy, hoạt động trong cơ chế thị trường thì ưu tiên số một vẫn là phải giữ được uy tín. Bên cạnh đó tính chất nhàn rỗi của họ cũng khác nhau do vậy một số hộ dân cư đã chuyển số tiền nhàn rỗi đó sang săn lùng những đồng tiền ngoại tệ dưới dạng vàng bạc... Thêm nữa, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế, thu nhập của người dân ngày càng tăng, cộng thêm với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế đã dẫn đến một bộ phận lớn người dân Hà Nội muốn gửi con đi du học, hoặc đi du lịch. Do đó một phần họ có xu hướng “giữ ngoại tệ” nhiều hơn.
Thời gian gần đây, đặc biệt giai đoạn 2002-2004 sau hiệp định thương mại Việt - Mỹ được kí kết thì kích thích kinh tế nước ta phát triển chính vì thế mà đời sống của mọi người dân cũng được nâng cao. Thu nhập và tích luỹ tăng thêm. Do vậy, lượng tiền dư thừa do tích luỹ cũng tăng. Nhưng do tích luỹ thu nhập của mỗi người là hoàn toàn khác nhau dẫn tới tính chất nhàn rỗi cũng khác nhau, do vậy mục đích của mỗi người hoàn toàn không giống nhau. Người có thời gian dài, người có đồng tiền nhàn rỗi nhiều hay ít khác nhau. Hơn nữa, trong tương lai cũng vậy họ sẽ sử dụng chi tiêu sắp tới cũng muôn hình muôn vẻ. Xuất phát từ chỗ đó bắt buộc các NHTM phải đa dạng hoá hình thức HĐV của mình để nhắm đáp ứng yêu cầu của mọi người trong xã hội. Đó là xuất phát từ những tiện ích người gửi tiền và mong muốn của họ. Với tư cách là người trung gian giữa người thiếu vốn và người thừa vốn, phương châm đi vay rồi lại cho vay. NH phải thực sự coi KH là thượng đế. Nếu TTCK là hòn đá tảng lấp đi mọi chỗ trống của xã hội thì chúng ta có thể khẳng định rằng NHTM là “Chiếc đũa thần có thể đáp ứng mọi yêu cầu của mọi toàn xã hội”. Dó chính là sức hấp dẫn của các NHTM trong giai đoạn hiện nay và cũng như trong tương lai.
Với chức năng “đi vay và lại cho vay”, những năm qua đặc biệt là thời gian gần đây NHCT CN Đống Đa đã đi sâu vào nghiên cứu về hình thức HĐV trong dân cư, nắm được tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn cũng như thói quen, tâm lý của người dân cho nên NHCT CN Đống Đa trong thời gian qua đã tiến hành nhiều biện pháp để thu hút được ngày càng nhiều hơn nguồn vốn này, góp phần vào sự phát triển của hệ thống NHCT VN nói riêng và kinh tế cả nước nói chung.
Phần sau đây sẽ trình bày về thực trạng tình hình công tác HĐV nói chung và HĐV từ tiền gửi dân cư của NHCT CN Đống Đa.