Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 28)

- Vị trí địa lý:

Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01/01/1997, là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, dân số xấp xỉ 1,2 triệu người, diện tích trên 1371km2.

Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.

Tỉnh có 7 huyện và 2 thị xã, thị xã Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 30km, cách cảng biển Cái Lân - tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng- thành phố Hải Phòng 150 km.

- Hệ thồng giao thông:

+ Đường bộ:

Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông đường bộ nhìn chung được phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh. Có 04 tuyến quốc lộ chạy qua: QL2A (Hà Nội –Hà Giang), QL2B (Vĩnh Yên- Tam Đảo), QL2C (Vĩnh Tường- Vĩnh Yên- Tam Dương –Tuyên Quang), QL23 (Hà Nội –Đô thị mới Mê Linh). Hiện nay, một tuyến đường cao tốc từ sân bay quốc tế Nội Bài đi Vân Nam (Trung Quốc)

chạy qua Vĩnh Phúc đang được Chính phủ đầu tư xây dựng. Đây là tuyến đường đi thẳng đến Cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Tuyến đường này sẽ giúp cho việc vận chuyền hàng hoá đến các sân bay, bến cảng trên thế giới được thuận lợi. Ngoài ra, tỉnh Vĩnh Phúc còn đang xây dựng một số tuyến đường tỉnh lộ đến tất cả các trung tâm Khu công nghiệp và đô thị. Những tuyến đường này sẽ có quy mô mặt cắt từ 36m trở lên.

+ Đường sắt:

Tuyến đường sắt liên vận Hà Nội – Lào Cai đi Vân Nam (Trung Quốc) qua các huyện thị của tỉnh với m ột đoạn có chiều dài là 41km với 06 ga của tỉnh, trong đó ga Vĩnh Yên và ga Phúc Yên là hai ga chính.

+ Đường sông:

Trên địa bàn tỉnh có hai tuyến sông chính sông Lô (đoạn qua tỉnh là 35km) và sông Hồng (đoạn qua tỉnh 50km), đảm bảo được các phương tiện vận tải, vận chuyển dưới 30 tấn. Trên các sông này, tỉnh có 3 cảng là cảng Chu Phan, Vĩnh Thịnh (trên sông Hồng) và Như Thuỵ (trên sông Lô).

+ Đường hàng không:

Vì tỉnh liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài nên việc vận chuyển, đi lại tới các nơi trong nước và trên thế giới rất thuận tiện.

Với vị trí thuận lợi như vậy, tỉnh có khả năng tiếp nhận tốt sự lan tỏa trong phát triển kinh tế của Hà Nội và các địa phương lân cận cũng như mời gọi các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến tỉnh làm ăn, kinh doanh lâu dài, tạo ra nhiều việc làm cho tỉnh.

- Về địa hình:

Tỉnh Vĩnh Phúc có địa hình rất đa dạng, có cả đồi núi, trung du và đồng bằng.

Phân bố ở phía Bắc của tỉnh, thuộc địa bàn các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, Tam Dương, phía Bắc thị xã Phúc Yên, gồm những dãy núi cao từ 300m - 1500m, chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Việc phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc cũng như giao lưu phát triển kinh tế giữa vùng với các vùng khác gặp nhiều khó khăn.

+ Vùng trung du:

Chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, các huyện có đất trung du là: Vĩnh Yên, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Phúc Yên, Tam Đảo. Đặc điểm đất trung du là cao hơn đồng bằng nên không bị ngập, thời tiết thuận hòa, thu ận lợi cho làm ăn và sinh sống của người dân, cũng rất thuận lợi đối với phát triển công nghiệp. Đất trung du còn giúp đa dạng cây trồng, chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.

+ Vùng đồng bằng:

Gồm 2 tiểu vùng phù sa cũ và mới, tập trung ở các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường và phía Nam huyện Mê Linh. Vùng đồng bằng thích hợp với sản xuất nông nghiệp, là nơi dân cư tập trung, giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển hơn miền núi, vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động cả trong nông nghiệp, công nghiệp lẫn dịch vụ.

- Tài nguyên thiên nhiên: + Khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh ít về trữ lượng, nghèo về hàm lượng. Số lượng các mỏ ít, không đa dạng. Các khoáng sản chủ yếu của tỉnh mà có trữ lượng tương đối đó là đá xây dựng, đá granit, than bùn, cao lanh giàu nhôm. Có thể nói, tỉnh Vĩnh Phúc rất nghèo khoáng sản. Đây là một điều kiện bất lợi của tỉnh.

Tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tỉnh nằm trong vùng quy hoạch du lịch trọng điểm quốc gia với quần thể danh lam thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Rừng quốc gia Tam Đảo, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà, Đầm Và, Đầm Vạc... Tỉnh cũng nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể về du lịch của vùng Bắc bộ, có tuyến du lịch đường bộ xuất phát từ Hà Nội là: khu du lịch hồ Đại Lải, hồ Vân Trục, thị trấn Tam Đảo, các khu rừng nguyên sinh. Không chỉ có thế, tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng như: danh thắng Tây Thiên, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ Trần Nguyên Hãn, tháp Bình Sơn... Hạ tầng du lịch của Vĩnh Phúc đang được đầu tư xây dựng ví dụ như tỉnh đang xây dựng 2 sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế là sân golf Đầm Vạc, sân golf Xuân Hòa còn sân golf Tam Đảo đã đi vào hoạt động vào tháng 10/2005.

Trong tương lai, ngành du lịch sẽ là một ngành giải quyết một lượng lao động to lớn.

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 28)