nghề cho nông dân, con em nông dân
Nhu cầu việc làm của người lao động là vấn đề cả xã hội phải quan tâm. Để có việc làm ổn định, năng suất chất lượng lao động cao, con người phải trải qua quá trình học tập, đào tạo tay nghề. Vấn đề đào tạo nghề cho người nông dân và con em nông dân đã được đề cập nhiều trong các Nghị quyết của Đảng. Tuy nhiên, đảo tạo như thế nào, đào tạo nghề gì để đáp ứng được nguyện vọng của người nông dân là vấn đề hết sức quan trọng, nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
Bản chất của người nông dân là cần cù, chịu khó lao động. Việc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân cần thông qua các hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, các câu lạc bộ khuyến nông, giúp họ hiểu sâu và kỹ hơn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi. Tại các khu dân cư nên xây dựng các mô hình kinh tế ở một số lĩnh vực theo hộ gia đình. Đây là bài học sinh động và truyền tải đến nông dân nhanh nhất.
Trong cơ chế thị trường, việc khuyến khích đầu tư phát triển ngành nghề phải xuất phát từ ý thức của người lao động, họ phải là những người tâm huyết với nghề. Vai trò của các cấp chính quyền và đoàn thể là: tập trung tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện giúp họ nhận thức đúng, đầy đủ các chủ trương, chính sách hỗ trơ, khuyến khích họ vươn lên chủ động trong sản xuất kinh doanh. Trong sự cạnh tranh nghiệt ngã của cơ chế thị trường, một bộ phận nông dân sẽ vấp ngã trong hoạt động kinh tế song từ đó họ sẽ tìm ra được những bài học và kinh nghiệm quý báu trong hoạt động kinh doanh.
Tỉnh cũng cần trích một phần kinh phí thích đáng trong việc đào tạo nghề cho nông dân và con em nông dân thông qua các hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội và trung tâm dạy nghề để tổ chức các lớp tại các chi hội,
tổ hội. Tổ chức cho tham gia các mô hình sản xuất, từ đó giúp họ lựa chọn tìm ra hướng sản xuất của riêng mình. Đối với con em nông dân là chủ nhân tương lai của xã hội cần quan tâm, tạo điều kiện được học hành, tiếp thu khoa học kỹ thuật...
LỜI KẾT
Đô thị hoá là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi một quốc gia. Tuy nhiên, đô thị hoá diễn ra ở các nước phát triển và các nước thế giới thứ ba lại có những đặc điểm rất khác nhau về tốc độ và chất lượng của đô thị hoá…
Đô thị hoá cũng đặt ra những vấn đề như đất đai nông nghiệp nhường chỗ cho các mục đích sử dụng khác, việc làm người dân nông thôn trở thành mối lo ngại và cấp bách, mức sống của người dân chưa cao…
Với đề tài này, em mong muốn đưa ra các giải pháp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông nghiệp nông thôn.
Bố cục đề tài đi từ việc tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về đô thị, đô thị hoá. Tiếp đến là trình bày về thực trạng đô thị hoá thông qua những tác động của đô thị hoá tới việc làm, thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn. Và cuối cùng là trên cơ sở thực trạng đó và các dự báo về tình hình đô thị hoá và phát triển kinh tế xã hội của thị xã trong tương lai để để ra những giải pháp thích hợp nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Do đề tài quá lớn, thời gian nghiên cứu cấp bách nên không tránh khỏi sự trùng lặp, sai sót, bởi vậy em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy giáo và các bạn đọc để em hoàn thiện chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS. TS Phạm Văn Vận, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình thực tập.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban nghiên cứu chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Quản Lý Kinh Tế TW, bộ Kế Hoạch Đầu Tư đã giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập của minh.
Ngoài ra, em xin cảm ơn các bác, các cô, các chú ở Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Sở Tài Nguyên Môi Trường, Sở Kế Hoạch Đầu Tư, Sở Nông Nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu cho đề tài.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn. 2. Giáo trình: Kinh tế đô thị
3. Giáo trình: Quản lý đô thị
4. Sách: Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – NXB CTQG – 1998
5. TS. Chu Tiến Quang - Thực trạng và giải pháp việc làm ở nông thôn – NXB – Nông Nghiệp – 2001
6. GS, TSKH. Lê Du Phong, TS, Nguyễn Văn Áng, TS. Hoàng Văn Hoa - Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội, thực trạng và giải pháp – NXB CTQG – 2002
7. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị, thị tứ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
8. Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị năm 2006 9. Báo Vĩnh Phúc.
10. Niên giám thống kê cả nước.
11. Tài liệu đất đai, lao động, phát triển nông nghiệp của các sở Tài nguyên môi trường, sở Lao động thương binh và xã hội, sở nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ...1
CHƯƠNG 1...2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HOÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN...2
1.1. Những vấn đề lý luận chung về đô thị ...2
1.1.1. Khái niệm: ...2
1.1.2. Đặc trưng của đô thị:...4
1.1.3. Vai trò của đô thị:...4
1.1.4. Chức năng của đô thị:...4
1.2. Những vấn đề lý luận chung về đô thị hóa...6
1.2.1. Khái niệm...6
1.2.2. Đặc điểm của đô thị hoá ...6
1.2.3. Các hình thức đô thị hoá...8
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa...8
1.2.5. Hình thái biểu hiện của đô thị hóa...9
1.2.6. Các tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá ...10
1.2.6.1. Tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá theo chiều sâu...10
1.2.6.2. Tiêu chí đánh giá theo chiều rộng...10
1.3. Tính tất yếu của đô thị hoá hiện nay...11
1.4. Tác động của đô thị hoá đến việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn...12
1.4.1. Tác động tích cực...12
1.4.2. Tác động tiêu cực...16
1.5. Tình hình phát triển đô thị, đô thị hóa...18
1.5.1. Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam...18
1.5.2. Tình hình phát triển đô thị của cả nước...19
1.5.3. Tình hình đô thị hóa tỉnh Vĩnh Phúc...23
CHƯƠNG 2...25
THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VÀ ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở TỈNH VĨNH PHÚC...25
2.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn ...25
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên...25
2.1.2. Đặc điểm kinh tế...28
2.1.3. Đặc điểm xã hội...28
2.1.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng...29
2.2. Quá trình đô thị hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc...31
2.2.1. Biến động đất đai của tỉnh giai đoạn 1997 – 2005...31
2.2.1.1. Về cơ cấu đất đai...31
2.2.1.2. Biến động đất đai ở khu vực nội thị...33
2.2.1.3. Quy mô đất đai của một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị: ...34
2.2.2.2. Mật độ dân số ...37
2.2.3. Quá trình đô thị hóa với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh...39
2.3. Tác động của đô thị hóa tới việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc...44
2.3.1.Tác động của đô thị hóa tới biến động lao động nông nghiệp...44
2.3.1.1. Tác động của đô thị hóa tới cơ cấu lao động nông nghiệp trong cơ cấu nói chung...44
2.3.1.2. Tác động đến số lượng lao động nông nghiệp...45
2.3.1.3. Tác động đến chất lượng lao động nông nghiệp:...46
2.3.1.4. Diện tích quy mô dân số - lao động bị mất đất...47
2.3.2. Tác động của đô thị hóa đến việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc...49
2.3.2.1. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung...49
2.3.2.2. Tác động tích cực đến việc làm và thu nhập ...52
2.3.2.3. Tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập...55
2.4. Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết...56
2.4.1. Những vấn đề đặt ra...56
2.4.2. Hướng giải quyết...58
CHƯƠNG 3...60
CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH VĨNH PHÚC...60
3.1. Dự kiến xu thế đô thị hóa, lao động và việc làm ở tỉnh Vĩnh Phúc...60
3.1.1. Xu thế đô thị hóa ...60
3.1.1.1. Các điều kiện phát triển đô thị của tỉnh ...60
3.1.1.2. Xu thế đô thị hóa chung của tỉnh đến năm 2010...61
3.1.2. Dự kiến quy mô dân số và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc...67
3.1.2.1. Những nhân tố tác động đến quy mô dân số và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc...67
3.1.2.2. Dự kiến về quy mô dân số...69
3.1.2.3. Về phát triển nguồn nhân lực: ...71
3.1.2.4. Dự kiến về số lượng lao động bị mất đất trong những năm tớỉ ở tỉnh Vĩnh Phúc:...72
3.2. Một số quan điểm về tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc...72
3.2.1. Các quan điểm định hướng ...72
3.2.1.1. Tạo điều kiện để quá trình đô thị hóa diễn ra thuận lợi ...72
3.2.1.2 . Cần có sự chuyển biến về mặt nhận thức về quá trình đô thị hóa...73
3.2.1.3. Tạo việc làm cho người lao động bị mất đất canh tác nằm trọng tổng thể các giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông nghiệp nông thôn, đây là một thể thống nhất, không tách rời nhau...73
3.2.1.4. Tập trung tạo việc làm tại chỗ và tự tạo việc làm để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương...73
3.2.1.5. Gắn kết việc thực hiện các chính sách xã hội với việc tạo việc làm cho người lao động...74
3.2.2. Phương hướng giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hóa tới việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp ...74
3.2.2.1. Giải quyết vấn đề của đô thị hóa đến việc làm theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa...74
3.2.2.2. Giải quyết ảnh hưởng của đô thị hóa phải đồng bộ, có trọng điểm, có trật tự ...74
3.2.2.3. Giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hóa đến lao động, việc làm nông nghiệp nông thôn theo hướng huy động tổng hợp các nguồn lực cho xã hội...75
3.3. Các giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc...75
3.3.1.Xây dựng quy hoạch chiến lược đô thị hóa của tỉnh trong đó thể hiện rõ chiến lược tạo việc làm cho người lao động ở tỉnh nói chung và đối với lao động nông nghiệp bị mất đất do quá trình đô thị hóa nói riêng...75
3.3.2. Cần hoàn thiện chính sách huy động vốn, cho vay vốn và sử dụng vốn trong việc giải quyết việc làm...76
3.3.3. Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng nghề cho người lao động...77
3.3.4. Hướng tạo việc làm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn...79
3.3.5. Ưu tiên tạo việc làm tại nhà cho người lao động...80
3.3.6. Khai thác và phát triển ngành nghề truyền thống...81
3.3.7. Đẩy mạnh việc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho nông dân, con em nông dân...83
LỜI KẾT...85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...87