Quy mô đất đai của một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị:

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 37)

Đến năm 2005, xã Khai Quang thuộc Thành Phố Vĩnh Yên được nâng lên thành phường Khai Quang, nâng tổng số đô thị loại V lên 18, tổng diện tích đất đô thị năm 2005 tăng lên so với năm 2000 là hơn 1042,42 ha. Dự kiến đến năm 2008, xã Quang Minh thuộc huyện Mê Linh sẽ là thị trấn.

2.2.1.3. Quy mô đất đai của một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị: đô thị:

Khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định về chủ trương đầu tư và cho phép thành lập:

- Khu công nghiệp Kim Hoa (Mê Linh) có diện tích quy hoạch 261,4 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 156,84 ha. Tổng mức đầu tư là 95,1 tỷ đồng, vốn đã đầu tư đạt 35 tỷ đồng.

- Khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh) có diện tích quy hoạch 706 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 447,5 ha. Tổng mức đầu tư giai đoạn một là 532,725 tỷ đồng, vốn đã đầu tư đạt 485 tỷ đồng.

- Khu công nghiệp Bình Xuyên (huyện Bình Xuyên) có diện tích quy hoạch 271 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 175 ha. Tổng mức đầu tư là 586,3 tỷ đồng, vốn đã đầu tư đạt 110 tỷ đồng.

- Khu công nghiệp Khai Quang (Vĩnh Yên) có diện tích quy hoạch 262,14 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 180 ha. Tổng mức đầu tư là 274 tỷ đồng, vốn đã đầu tư đạt 106,5 tỷ đồng.

- Khu công nghiệp Bá Thiện (Bình Xuyên) có diện tích quy hoạch 327 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 226,5 ha. Tổng mức đầu tư là 334 tỷ đồng, vốn đã đầu tư đạt 18,3 tỷ đồng.

+ Khu công nghiệp đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ xin chủ trương đầu tư:

- Khu công nghiệp Sơn Lôi (Bình Xuyên) có diện tích quy hoạch 417,5 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 246,5 ha. (Đã quy hoạch).

- Khu công nghiệp Hợp Thịnh (Tam Dương) có diện tích quy hoạch 146 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 93 ha. (Đã quy hoạch).

- Khu công nghiệp Phúc Yên (Thị xã Phúc Yên) có diện tích quy hoạch 230 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 135 ha. (Đang quy hoạch).

- Khu công nghiệp Tam Dương (huyện Tam Dương) có diện tích quy hoạch 300 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 180 ha. (Đang quy hoạch).

+ Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch:

- Cụm công nghiệp Hương Canh (Bình Xuyên) có diện tích quy hoạch 49,5 ha, trong đó đất công nghiệp là 38,2 ha.

- Cụm công nghiệp Lai Sơn (Vĩnh Yên) có diện tích quy hoạch 63,92 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 40,37 ha.

- Cụm công nghiệp Tân Tiến (Vĩnh Tường) có diện tích quy hoạch 50 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 22,1 ha.

- Cụm công nghiệp Xuân Hoà (Phúc Yên) có diện tích quy hoạch 109,5 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 61 ha.

- Cụm công nghiệp Đạo Tú (Tam Dương) có diện tích quy hoạch 30 ha, trong đó đất công nghiệp 18 ha.

2.2.2. Quá trình đô thị hóa với sự biến động về dân số

2.2.2.1. Về quy mô dân số:

Năm 2005, dân số trung bình toàn tỉnh là 1169067 người, tăng 1,08 lần so với năm 1998, trong đó dân số thành thị năm 2005 là 165151 người, tăng

1,51 lần so với năm 1998, dân số nông thôn năm 2005 là 1003916 người, tăng 1,03 lần so với năm 1998. Dưới đây là một số chỉ tiêu về dân số của tỉnh:

Biểu 4: Một số chỉ tiêu về dân số phân theo thành thị và nông thôn 1998 - 2005 (đơn vị: 1000 người) 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng 1083,0 6 1095,59 1110,1 1 1125,45 1137,3 6 1148,7 1 1154,72 1169,067 Thành thị 109,72 1 115,94 119,82 9 122,037 124,71 4 137,51 8 160,21 6 165,151 Nông thôn 973,33 9 979,64 9 990,282 1001,3 8 1012,6 2 1011,2 3 994,576 1003,916 Tốc độ tăng dân số thành thị (%) 16,6 3,2 5,66 1,84 2,19 10,27 16,51 3,08 Tốc độ tăng dân số nông thôn(%) 1,1 0,64 1,09 1,32 0,92 0,94 Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số thành thị 12,35 12,46 11,00 9,90 10,45 10,79 Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số nông thôn 13,33 12,93 11,82 11,48 11,25 12,26 Tổng 13,23 12,86 11,72 11,28 11,13 12,05

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc)

Qua bảng trên ta thấy: Tốc độ tăng dân số thành thị: ở mức trung bình, cao nhất vào năm 1998, 2004, 2003 thấp nhất vào năm 2001, sau đó là năm 2002, ở mức trung bình vào các năm 1999, 2000 và 2005. Nguyên nhân dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn là vì có dòng di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị sinh sống và mua đất làm nhà, do tăng tự nhiên và do diện tích đô thị được mở rộng.

Tốc độ tăng dân số nông thôn trung bình cả giai đoạn là hơn 1% thấp hơn so với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nông thôn trung bình là 12.2% trong giai

đoạn 2000 - 2005, cho thấy dân cư nông thôn đã di chuyển ra thành thị, các thành phố lớn làm ăn, sinh sống.

Dân số đô thị tăng lên là một xu thế tất yếu của quá trình đô thị hóa và sự phát triển kinh tế xã hội. Dân số đô thị tăng lên một mặt cung cấp thêm nguồn lao động, tăng nhu cầu tiêu dùng, kích thích các ngành sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động… nhưng một mặt lại làm tăng chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ đô thị như: chi phí về nhà ở, chi phí cung cấp nước sạch, chi phí về y tế, giáo dục, chi phí về dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm, về giao thông đô thị, về môi trường, về đảm bảo an ninh trật tư…

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 37)