Quá trình đô thị hóa với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 44)

Sau 8 năm tái lập, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao và ổn định. Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1997-2000 là 19,8%, thời kỳ 2000-2003: 14,3% và 2004: 14%. cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá, năm 2004: cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp: 49,7%; Dịch vụ: 26,2%; Nông

nghiệp: 24,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2004 đứng vị trí thứ 7 trong cả nước.

Tính đến hết tháng 10/2005, toàn tỉnh thu hút được hơn 400 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2 tỷ USD. Trong đó, vốn của các doanh nghiệp FDI chiếm trên 40%.

Trong giai đoạn 2000 - 2005 cơ cấu các ngành kinh tế như sau: Ngành công nghiệp – xây dựng tăng 13.26%, từ 39% (2000) lên 52.26% (2005), ngành nông lâm thủy sản giảm tương ứng từ 31.2% xuống 21.2%, ngành dịch vụ giảm từ 30.1% (2001) xuống 26.54% (2005). Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh so với cả nước tăng từ 0.25% (1996) lên 1.77 % (2000), đạt 2.06% (2003), đạt 2.37% (2005). Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của Vĩnh Phúc thuộc loại cao so với cả nước, năm 1997 chỉ số này là 200,9 cao nhất trong cả nước, năm 2000 chỉ số này là 195,4 cao nhất trong cả nước, năm 2005 là 131,5 đứng thứ 5 cả nước. Tình hình này cho thấy, nền kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp.

Các ngành dịch vụ cũng được tăng nhanh cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2005 gấp 2,97 lần năm 1997, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 189,32 triệu USD, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh là 32,791 triệu USD, năm 2003 là 89,7093 triệu USD, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2003 đạt 173,6%, năm 2005 đạt 55,52%.

Sản xuât nông, lâm, thủy sản tăng bình quân giai đoạn 2000 – 2005 đạt 13,15% gấp đôi so với thời kỳ 1995 – 2000( 6,27%).

Biểu 7: Cơ cấu GDP trên địa bàn theo giá thực tế (đơn vị: %) 2000 2001 2002 2003 2005 GDP theo giá thực tế ( tỷ đồng) 3920.9 4431.1 5249.5 6402.4 9565.256 Phân theo ngành kinh tế :

Nông, lâm nghiệp và thủy sản (%)

31.2 29.9 28.6 25.9 21.20

Công nghiệp và xây dựng

39.0 40.0 42.6 45.4 52.26

Dịch vụ 29.8 30.1 28.8 28.7 26.54

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc)

Trong ngành công nghiệp xây dựng: Tỷ trọng của công nghiệp chế biến tăng lên qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp. Sau đó là đến nhóm ngành xây dựng, tuy nhiên tỷ trọng của ngành này lại có xu hướng giảm. Công nghiệp khai thác mỏ chiếm tỷ trọng rất thấp, chưa đạt 1%. Tỷ trọng của ngành sản xuất và phân phối điện nước cũng rất khiêm tốn, chưa đạt 2 %.

Biểu 8: Tỷ trọng các ngành trong công nghiệp của tỉnh

(đơn vị: %)

2001 2002 2003 2004 2005

Công nghiệp khai

thác mỏ 0.531145 0.784853 0.782259 0.79020 9 0.311061 Công nghiệp chế biến 89.05829 88.85797 89.76637 89.75354 91.96339 Sản xuất và phân

phối điện nước 1.968877 1.750172 1.794676

1.84250

5 1.696892 Xây dựng 8.441687 8.607006 7.656692 7.613749 6.028661 Trong năm 2006, cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn chuyển dịch theo xu hướng tích cực được thể hiện qua sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh là:

công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp - nông, lâm, ngư nghiệp - thương mại, dịch vụ: 79.71% - 13.0% - 7.29 %, còn cơ cấu giá trị sản xuất theo từng huyện như sau:

Biểu 9: Cơ cấu giá trị sản xuất của các huyện năm 2005 và 2006

(Đơn vị: %) Huyện, thị

Cơ cấu kinh tế năm 2005

(%)

Cơ cấu kinh tế năm 2006 (%) Công nghiệp – xây dựng Nông -lâm - thủy sản Dịch vụ- thương mại Công nghiệp – xây dựng Nông - lâm - thủy sản Dịch vụ - thương mại Vĩnh Yên 70.56 26.34 3.1 77.14 20.85 2.01 Yên Lạc 35.3 46.5 18.2 38.3 42.6 19.1 Vĩnh Tường 24 54 22 25.75 51.25 23 Mê Linh 59.22 15.32 25.46 61.54 13.35 25.11 Tam Dương 30.2 47.33 22.47 32.17 43.99 23.84 Bình Xuyên 82.75 10.27 6.98 83.8 9.8 6.4 Phúc Yên 93.5 0.9 5.6 94.1 0.5 5.4 Lập Thạch 22.5 55.7 21.7 23.4 52.5 24.1 Tam Đảo 14.23 52.39 29.45 19.82 48.76 31.41

Qua bảng trên ta thấy, cơ cấu giá trị sản xuất của tất cả các huyện thi trong tỉnh đều chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, còn ngành dịch vụ thương mại có không có xu hướng tăng giảm, nhưng về mặt giá trị tuyệt đối của tất cả các ngành ở tất cả các huyện, thị đều tăng lên.

Tóm lại, trong những năm 1997 – 2005, đô thị hóa diễn ra ngày càng rõ nét hơn ở tỉnh Vĩnh Phúc, kéo theo sự biến động về nhiều yếu tố như: đất đai, dân sô, chuyển dịch cơ cấu kinh tế …

Việc mở rộng đô thị là yếu tố cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc mở rộng này đã kéo theo sự biến động về rất nhiều các loại đất như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng ở cả các đô thị thị tư lẫn vùng nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về dân số:

Việc phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới, các ngành dịch vụ… trong quá trình đô thị hóa kéo theo sự biến động về dân số. Năm 1997 dân số trung bình của tỉnh là 1068830 người, năm 2005 là 1169067 người, tức là tăng 9,38%, trung bình mỗi năm tăng 1,1725%. Đối với thành phố tỉnh lỵ mật độ dân số là 1605 người/km2-, đối với các huyện ở đồng bằng ( Yên Lạc, Mê Linh, Vĩnh Tường) mật độ dân sô dày hơn ở các huyện trung du miền núi ( Lập Thạch, Tam Đảo).

- Về cơ cấu giá trị sản xuất:

Tốc độ đô thị hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc đang ngày càng nhanh hơn, tác động tích cực đến giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất. Ngành công nghiệp tăng từ 39% năm 2000 lên 52,36% năm 2005, ngành nông lâm thủy sản giảm từ 31,2% xuống 21,2 %, ngành dịch vụ giảm từ 29,8% xuống 26,54%.

- Về hạ tầng kỹ thuật:

Để đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của tỉnh, trong những năm gần đây, hạ tầng kỹ thuật đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là hệ thống giao thông, hệ thống cấp, thoát nước, điện và hệ thống bưu chính - viễn thông.

- Về văn hóa xã hội:

Trong những năm từ 1997 – 2005, đời sống nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước cải tiến rõ rệt, GDP bình quân đầu người theo giá 1994 tương ứng là 2,73 triệu động, năm 2005 là 5,25 triệu đồng.

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 44)