3.1.1. Xu thế đô thị hóa
3.1.1.1. Các điều kiện phát triển đô thị của tỉnh
Hiện tại, tỉnh có rất nhiều điều kiện tiền đề để phát triển mạnh hệ thống đô thị, thị tứ trong tương lai không xa.
- Các điều kiện để phát triển mạnh công nghiệp:
+ Tỉnh có lợi thế về vị trí và thị trường đó là: Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nằm sát thủ đô Hà Nội, chịu ảnh hưởng của làn sóng phát triển, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông từ thủ đô Hà Nội, hơn nữa Hà Nội còn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn của tỉnh; nằm kề các điểm nút và trên các trục đường giao thông chính của quốc gia (đường sắt, đường bộ, hàng không); có nhiều đất đai, mặt bằng; có nguồn lao động đông với kiến thức văn hóa phổ thông cao có thể đào tạo nhanh thành công nhân kỹ thuật.
+ Nguyên liệu cho phát triển công nghiệp của tỉnh: Các nguồn nước mặt của sông Hồng, sông Lô, sông Cà Lồ, sông Phó Đáy, các hồ chứa; cát sỏi; đất sét làm gạch ngói, sành sứ, tiến tới sản xuất gạch ngói không nung, gạch từ đất đồi; khai thác than bùn làm phân vi sinh. Nguồn nguyên liệu từ các ngành nông nghiệp cho công nghiệp chế biến, từ ngành lâm nghiệp trong tỉnh và đón các nguồn gỗ từ các tỉnh miền núi để chế biến gỗ và làm hàng tiêu dùng có nguyên liệu nguồn gốc từ gỗ và lâm sản.
Có mạng lưới giao thông đường sắt, quốc lộ và tỉnh lộ, đường sông đang được nâng cấp và mở rộng; các điều kiện để phát triển mạng lưới điện trong tỉnh từ mạng lưới điện quốc gia cũng dễ dàng; có hệ thống thông tin liên lạc trong mạng lưới quốc gia đảm bảo cho các bước phát triển của ngành công nghiệp; các khu công nghiệp tập trung đang trong giai đoạn đầu hoạt động.
Nâng cấp tuyến đường quốc lộ 2C từ Tam Dương qua Vĩnh Tường, Sơn Tây nối với quốc lộ 21 và đường Hồ Chí Minh. Nâng cấp tỉnh lộ 317 thành đường quốc lộ từ Hương Canh đi Thái Nguyên. Hình thành các tuyến đường vành đai 4 và 5 của Thủ đô Hà Nội qua đất Vĩnh Phúc. Khung đường giao thông chính có tính chất vùng và quốc gia này tạo tiền đề thuận lợi để phát triển công nghiệp, du lịch, phát triển đô thị, cũng như phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
3.1.1.2. Xu thế đô thị hóa chung của tỉnh đến năm 2010
Hệ thống đô thị của tỉnh được phát triển theo 3 tiểu vùng: chuỗi đô thị trung tâm, tiểu vùng trung du miền núi phía Bắc tỉnh và tiểu vùng phía Nam tỉnh.
- Chuỗi công nghiệp – đô thị trung tâm: chạy dọc theo quốc lộ 2 và đường sắt từ Hà Nội đến Việt Trì, Phú Thọ. Trước mắt, tỉnh đã xây dựng nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung như Tiền Phong, Quang Minh, Kim Hoa, Xuân Hòa, Hương Canh, Khai Quang, Hợp Thịnh, Tân Tiến, Bồ Sao…Nhờ có lợi thế về giao thông, điện, thông tin liên lạc và đất đai, chuỗi đô thị trung tâm này đã phát triển nhanh. Đã có quy hoạch phát triển các đô thị mới như: Tiền Phong, Quang Minh, Phúc Yên – Kim Hoa, Xuân Hòa, Hương Canh, Vĩnh Yên, Tân Tiến, Bồ Sao, trong đó thành phố Vĩnh Yên là đô thị trung tâm của chuỗi.
Chuỗi đô thị trung tâm này giữ vai trò cực tăng trưởng chủ đạo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng
CNH – HĐH, thúc đẩy tiểu vùng trung du phía Bắc tỉnh và tiểu vùng đồng bằng phía Nam tỉnh cùng phát triển. Chuỗi đô thị này cũng là chuỗi đô thị đối trọng phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội – đô thị trung tâm cấp quốc gia, vừa là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Cụ thể về các đô thị thuộc chuỗi như sau:
+ Thành phố Vĩnh Yên: Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, là trung tâm thương mại dịch vụ - du lịch - nghỉ dưỡng lớn của tỉnh và của vùng, có vị trí quốc phòng quan trọng.
Công nghiệp Vĩnh Yên có tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội – dịch vụ - thương mại một cách toàn diện. Ngoài các cơ quan tỉnh, thành phố còn có cơ quan không thuộc tỉnh như các cơ sở điều dưỡng Trung ương, quân đội, trường văn hóa nghệ thuật trung ương, trạm bảo dưỡng đường bộ, công ty xây dựng, trạm điện lực, học viện quân sự, các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và các trường đào tạo nghề. Đô thị Vĩnh Yên phát triển theo hướng Bắc – Đông – Tây, tuyến đường cao tốc Hà Nội – Phú Thọ bố trí phía Bắc thành phố.
+ Đô thị Phúc Yên: Hướng phát triển đô thị mở rộng theo tuyến đường sắt, quốc lộ 2 theo trục đường quốc lộ 23 đi Thanh Tước.
+ Thị trấn Hương Canh: Là đô thị công nghiệp, có điều kiện hạ tầng kỹ thuật thuận lợi đó là đường sắt Hà Nội – Lào Cai, quốc lộ 2, đường cao tốc Hà Nội – Phú Thọ, hành lang tuyến điện cao thế…).
+ Đô thị mới công nghiệp Tiền Phong: đất đai xây dựng đô thị khoảng 450 – 600 ha.
+ Đô thị mới công nghiệp Quang Minh: đất đai xây dựng khoảng 840 – 1200 ha.
+ Đô thị mới công nghiệp Tân Tiến: được hình thành và phát triển cùng với khu công nghiệp Tân Tiến thuộc huyện Vĩnh Tường, đô thị được phát triển song song với quốc lộ 2, đất đai xây dựng đô thị cần 240 ha.
+ Đô thị mới Bồ Sao: có thể phát triển cảng sông, sau cảng sông có thể hình thành cụm công nghiệp nhỏ cho đô thị mới Bồ Sao, đất đai xây dựng đô thị khoảng 180 ha.
Hình thái bố trí chuỗi đô thị này gồm các đô thị độc lập, cách nhau bằng những cánh đồng hoặc thảm rừng, không để đô thị tự phát kéo dài theo hai bên đường quốc lộ.
- Hệ thống đô thị vùng trung du và miền núi phía Bắc tỉnh:
+ Xuân Hòa - Đại Lải: là khu công nghiệp và nghỉ ngơi du lịch, thuộc thị xã Phúc Yên, được quy hoạch mở rộng tới 960 ha.
+ Thị trấn Tam Đảo: thị trấn nghỉ mát du lịch, thị trấn này được chỉnh trang và hiện đại hóa, không có đất phát triển mở rộng, thuộc huyện Tam Đảo.
+ Thị trấn Hợp Châu (Tam Dương): hiện tại thị trấn Tam Đảo núi là một đô thị du lịch, nghỉ dưỡng. Chức năng nghỉ ngơi du lịch của Tam Đảo ngày càng lớn. Nhưng đất đai ở Tam Đảo núi không cho phép xây dựng một khu dân cư đông đúc. Do vậy, cần thiết phải xây dựng một đô thị dịch vụ cho các khu du lịch sinh thái này ở phía chân núi, kế cận khu sân golf thuộc thị trấn Hợp Châu. Đất đai để xây dựng thị trấn này khoảng 300 ha.
+ Thị trấn Hợp Hòa, thị trấn huyện lỵ Tam Dương: là trung tâm chính trị, kinh tế (có công nghiệp), văn hóa và dịch vụ của huyện Tam Dương. Đất đai cần thiết để xây dựng đô thị là 360 ha.
+ Thị trấn huyện lỵ Lập Thạch: ở đây hình thành cụm công nghiệp nhỏ phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm nông – lâm - thủy sản sau thu hoạch.
Tính chất thị trấn không còn là thuần túy quản lý hành chính mà còn là đô thị công nghiệp, dịch vụ cho địa bàn huyện.
+ Thị trấn cảng sông Như Thụy: ở tả ngạn sông Lô của huyện Lập Thạch, đất đai cần thiết để xây dựng thị trấn là 150 ha.
- Các đô thị thuộc vùng đồng bằng phía Nam tỉnh:
+ Thị trấn huyện lỵ Vĩnh Tường: đất đai cần thiết để xây dựng thị trấn là 250 ha.
+ Thị trấn huyện lỵ Yên Lạc: dự kiến đất đai cần thiết để xây dựng là 450 ha.
+ Thị trấn cảng sông Vĩnh Thịnh thuộc huyện Vĩnh Tường: đất đai cần thiết để xây dựng là 150 ha.
+ Thị trấn cảng sông Chu Phan thuộc huyện Mê Linh: đất đai xây dựng đô thị là 150 ha.
Trong quá trình CNH – HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, trên địa bàn một số huyện có điều kiện thuận lợi phát triển một số thị tứ trở thành thị trấn mới hay cụm công nghiệp mới, giữ vai trò thị trấn chuyên ngành của từng huyện.
- Một số cụm công nghiệp, khu công nghiệp đang trong quá trình thi công, hoặc đã được quy hoạch, đang xây dựng cơ sở hạ tầng:
+ Cụm công nghiệp Chấn Hưng thuộc huyện Vĩnh Tường: diện tích quy hoạch là 126,11 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 57,2 ha.
+ Khu công nghiệp Bá Thiện thuộc huyện Bình Xuyên với quy mô tối đa là 600 ha, trong giai đoạn đầu xây dựng là 102 ha.
+ Huyện Yên Lạc đang tiến hành triển khai các cụm công nghiệp làng nghề ở các xã Đồng Văn, Trung Nguyên, Yên Đồng, Đồng Cương, Bình Định,Tam Đồng để phát triển các ngành cán thép, tái chế nhựa, đan lát, chế
đường đôi trung tâm huyện lỵ và hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thông điện REII, đường dây 35 KV vào các làng nghề, thị trấn Yên Lạc, Tề Lỗ; triển khai dự án cụm công nghiệp, làng nghề ở xã Đồng Văn, Tam Hồng, Yên Đồng. Xây dựng chợ trung tâm huyện, mở rộng chợ ở các xã, thị trấn…
+ Huyện Bình Xuyên: theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, làng nghề đến năm 2010, huyện B́ình Xuyên tập trung phát triển 5 cụm công nghiệp, làng nghề, du lịch sinh thái. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp Bình Xuyên 65 ha, cụm công nghiệp làng nghề Hương Canh với diện tích từ 100 ha trên địa bàn các xă Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu; cụm công nghiệp làng nghề Thanh Lãng, với diện tích 15 ha tại các xă Thanh Lãng, Tân Phong, Phú Xuân; cụm công nghiệp Đạo Đức 30 ha; cụm công nghiệp Gia Khánh 30 ha, cụm công nghiệp Bá Hiến có từ 40 đến 50 ha; cụm du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh 150 ha.
+ Huyện Mê Lính: đang khởi công xây dựng khu đô thị CIENCO 5 với diện tích quy hoạch là 49,9472 ha.
Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp của tỉnh trong hiện tại cũng như trong tương lai giúp cho tỉnh có nhiều điều kiện phát triển thuận lợi, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư để phát triển, cũng như giải quyết tốt các mâu thuẫn căn bản giữa phát triển kinh tế và gia tăng ô nhiễm môi trường đô thị. Các khu công nghiệp tập trung hiện nay đang là những nhân tố quan trọng làm hạt nhân kích thích quá trình đô thị hóa. Do vậy việc dành đất để xây dựng các khu công nghiệp là điều rất đúng đắn và với diện tích đất đai còn dồi dào thì việc này là khá dễ dàng thực hiện được, tuy nhiên gắn liền với những lợi ích trước mắt và trong tương lai mà những khu công nghiệp này mang lại, thì hiện nay những người dân mất đất nông nghiệp họ lại đang gặp trở ngại trong việc tìm kiếm một việc làm phù hợp, đây là vấn đề yêu cầu các
cơ quan chức năng có thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa để giúp người nông dân mất đất không bị rơi vào tình cảnh khó khăn.
- Về quy hoạch, kế hoạch của từng huyện thị trong giai đoạn tới như sau: + Của thị xã PhúcYên: Đã tổ chức khởi công khu đô thị Đồng Sơn với diện tích 36,8 ha. Đang san ủi mặt bằng và từng bước thi công theo thiết kế khu đô thị mới Xuân Hoà diện tích 33,38 ha và từng bước quy hoạch chi tiết cụm đô thị Hùng Vương - Tiền Châu diện tích 75,57 ha; cụm đô thị Đầm Rượu diện tích 67 ha.
Quy hoạch địa điểm đất dịch vụ của 7 xã, phường (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Tiền Châu, Nam Viêm, Phúc Thắng và Xuân Hoà) với tổng diện tích 42,8 ha đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Quy hoạch 5,5 ha khu đất đấu giá quyền sử dụng đất ở 5 xã, phường (Tiền Châu, Nam Viêm, Cao Minh, Hùng Vương, Trưng Trắc). Quy hoạch đất ở cho Chi nhánh điện, nhà nghỉ lão thành Cách mạng, khu tái định cư BOT và tiếp tục thực hiện dự án khu tái định cư Ngọc Thanh.
Quy hoạch 7,2 ha đất giành cho hoạt động thể dục thể thao ở các xã, phường.
Kế hoạch xây dựng phát triển thị xã Phúc Yên trở thành đô thị loại III vào năm 2010đã được Tỉnh uỷ phê duyệt.
+ Thành phố Vĩnh Yên: Đã chỉ đạo Quy hoạch chi tiết khu Quảng trường văn hoá thể thao Khu vực Cây Đề- Khai Quang quy mô 12ha, khu liên hợp thể thao tỉnh Vĩnh Phúc phía bắc Vĩnh Yên, với tổng diện tích 116,8ha; Phối hợp với sở Xây dựng hoàn thiện quy hoạch khu vực xung quanh đường vành đai phía Bắc với tổng diện tích 150ha; Quy hoạch chi tiết khu du lịch và vui chơi giải trí Đầm vạc, với diện tích 3,6ha; Khu chung cư cho người thu nhập thấp tại phường Liên Bảo với diện tích 4,4ha. Quy hoạch chi tiết các khu dân
cư và đấu giá QSD đất tổng số 5 khu với tổng diện tích 17,333ha; giới thiệu địa điểm giao đất cho 40 cơ quan, đơn vị doanh nghiệp và các dự án xây dựng hạ tầng đô thị với tổng diện tích 63,1627ha…
3.1.2. Dự kiến quy mô dân số và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.2.1. Những nhân tố tác động đến quy mô dân số và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế Vĩnh Phúc:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động tới quy mô dân số và phát triển nguồn nhân lực ở chỗ: kinh tế tăng trưởng nhanh, tạo điều kiện vật chất để cải thiện cuộc sống người dân góp phần phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp sẽ là yếu tố thu hút nguồn lao động từ tỉnh khác đến làm tăng quy mô dân số.
- Mức độ và tính chất chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian tới:
Trong thời gian từ nay đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, điều này sẽ tạo thêm nhiều việc làm trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Hơn nữa, ngay trong nội bộ từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ - thương mại cũng có sự chuyển dịch. Cụ thể, trong ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến, sản xuất tiếp tục gia tăng, tỷ trọng các ngành thủ công nghiệp truyên thống cũng tăng lên giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi tăng, tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng, tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ trọng nuôi trồng thủy sản tăng lên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cùng với các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp từ phía nhà nước, giá trị sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần cải thiện sức khỏe, giáo dục, y tế cho dân cư, trong tương lai chất lượng nguồn nhân lực nhất định sẽ tăng lên. Hơn nữa, việc chuyển giao khoa học kỹ
thuật trong nông nghiệp cũng góp phần nâng cao sự hiểu biết của nông dân. Trong ngành thương mại – dịch vụ, các ngành dịch vụ như ngân hang, tài chính, tư vấn gia tăng đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ tăng lên, điều này kích thích người dân đi học, nâng cao trình độ của mình.
- Tính chất của đô thị hóa và xu hướng đô thị hóa:
Tính chất đô thị hóa có tác động to lớn đến phân bố dân cư, đô thị hóa theo chiều rộng dẫn đến sự tập trung dân cư quá đông ở một đô thị và làm giảm dân cư các vùng không phải đô thị, điều này dẫn đến những vấn đề xã hội bức xúc ở đô thị, cũng như làm giảm các nhu cầu ở vùng nông thôn dẫn đến hạn chế phát triển nông thôn, làm gia tăng khoảng cách giữa nông thôn,