Tác động đến chất lượng lao động nông nghiệp:

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 49)

Lực lượng lao động nông nghiệp của tỉnh được đáng giá là trẻ, nhưng trình độ văn hóa không đồng đều giữa các nhóm tuổi, theo số liệu thống kê, cơ cấu dân số đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học vấn khu vực nông thôn của tỉnh năm 2002 như sau: 0,76% chưa biết chữ, 7,61% chưa tốt nghiệp tiểu học, 31,51% tốt nghiệp tiểu học, 48,05% tốt nghiệp THCS và 12,08 % tốt nghiệp PTTH, năm 2005 tương ứng là 1.04%, 5,57%, 27,83%, 50,83%, 14,73%. Qua đó ta thấy lực lượng lao động có trình độ từ tốt nghiệp tiểu học trở xuống còn lớn, chiếm 34,44% năm 2005.

Theo các kết quả điều tra thì trình độ lao động nông nghiệp từng bước được nâng lên, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của thị trường lao động. Khi phân tích cơ cấu tuổi lao động, ta thấy tỷ lệ lao động từ 36 – 45 tuổi chiếm khoảng 28%, người lao động ở độ tuổi 15- 35 chiếm khoảng 31%, với cơ cấu như trên có thể thấy lao động tỉnh Vĩnh Phúc là tương đối trẻ, năng động và giàu kinh nghiệm. Đây vừa là khó khăn vừa là thế mạnh trong giải quyết việc làm, thu hút lao động vào các ngành sản xuất kinh doanh.

Thực tế hiện nay, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển. Từ đó tác động tới tư duy nhận thức, quản lý sản xuất của người nông dân, của lao động nông nghiệp, Do đó lao động nông nghiệp có nhiều cơ hội tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Bên cạnh đó do yêu cầu của thị trường về chất lượng nông sản phải tăng lên, sản phẩm nông sản đa dạng. Yêu cầu nông dân phải có biện pháp khoa học nâng cao năng suất, phẩm chất sản phẩm. Đứng trước những yêu cầu này các lớp huấn luyện bồi dưỡng kiến thức về chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi được mở ra, ví dụ Vĩnh Tường đến nay đã có

của người dân được cải thiện, các HTX cũng nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp ngày càng tốt hơn các dịch vụ mới cho bà con góp phần giúp người nông dân được tiếp cận với các dịch vụ hiện đại hơn.

Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, dẫn đến lao động nông nghiệp bị dôi ra, nhưng để có việc làm thì số lao động này phải học tập, nâng cao trình độ thì mới có thể làm việc ở các ngành phi nông nghiệp khác và thực tế là, ngày càng có nhiều các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động ở khắp các huyện nhằm giúp người lao động chuyển đổi ngành nghề, ví dụ như trung tâm dạy nghề may công nghiệp Hồng Sơn ở Vĩnh Yên, các trung tâm dạy nghề may, dạy tin học văn phòng ở Vĩnh Tường. Bởi vậy nhìn chung chất lượng lao động có xu hướng ngày càng tăng lên.

Tuy nhiên, chất lượng lao động còn mang tính chắp vá, các tiến bộ khoa học, tiên tiến chưa được phổ cập rộng rãi tới người lao động. Đầu tư cho lao động nông nghiệp còn hạn chế. Bởi vậy đa số lao động nông nghiệp còn thụ động trước những thay đổi của thị trường, trông chờ vào nhà nước.

2.3.1.4. Diện tích quy mô dân số - lao động bị mất đất

Trong giai đoạn 1997- 2006, tình hình đất đai của tỉnh biến động đáng kể, đặc biệt là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, đất đô thị, đất dịch vụ:

Biểu 11: Chi tiếtbiến động đất đai (Đơn vị: ha ) 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 (ước tính) Đất nông lâm nghiệp chuyển sang đất đô thị trong đó: 234 252 206 69,8 277 256 480 391 672 520 Đất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị 177 113 80,7 61,9 205 229 390 343 558 - Đất chuyên dùng tăng thêm 318 180 132 92,9 395 353 657 857 823 519.617 Đất ở tăng thêm 21,1 38,2 18,9 18,7 19,2 2,7 38 26,2 122 0.383 (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường, tỉnh Vĩnh Phúc)

Ta thấy, trong cả giai đoạn 1997 – 2006, tổng diện tích đất nông lâm nghiệp chuyển sang đất đô thị là 3357.8 ha, trong đó đất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số đất nông lâm nghiệp chuyển đổi (năm 1997 là 75.64 %, năm 2002 là 89.45%, năm 2004 là 87.72%, năm 2005 là 83.04 %). Trong cả giai đoạn 1997 - 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp bị giảm là 2157.6 ha (chưa tính của năm 2006). Tổng diện tích đất chuyên dùng tăng thêm cả giai đoạn là 14327 ha. Đất nông nghiệp chuyển đổi chiếm 56.66% tổng diện tích đất chuyên dùng tăng thêm, chiếm hơn một nửa tổng diện tích đất đô thị tăng thêm (52.43%). Điều này cho thấy đất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển đô thị vì có ưu điểm là bằng phẳng, giao thông thuận lợi, xây dựng cơ bản dễ thi công, có mật độ dân cư đông. Tỷ lệ đất nông nghiệp bị mất (từ 1997 đến năm 2005,

năm 2006 chưa có số liệu) so với tổng quỹ đất nông nghiệp (năm 1997 là 63500 ha) của tỉnh là: 3.39 %.

Riêng trong năm 2006, số hộ gia đình có liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất ước tính khoảng: 2729 hộ ở Vĩnh Yên, và nhiều hộ gia đình ở các huyện khác nữa đặc biệt là ở Vĩnh Tường, Yên Lạc,Phúc Yên và Mê Linh.

Tổng số lao động nông nghiệp bị mất đất tính từ năm 1997 đến năm 2006 khoảng 47000 lao động.

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w