Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 49 - 52)

Xuất phát từ một tỉnh thuần nông, đến nay Vĩnh Phúc đã có cơ cấu kinh tế tiến bộ theo hướng công nghiệp – xây dựng, nông – lâm – ngư nghiệp, thương mại - dịch vụ. Để có được những thành tựu như ngày hôm nay là nhờ vào sự sáng suốt của các cấp Ủy, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã chuyển hướng trọng tâm sang phát triển công nghiệp, thu hút vốn từ bên ngoài, biến ngoại lực thành nội lực, có các chính sách khuyến khích phát triển thủ công nghiệp truyền thống, có các biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, nông thôn.

Về chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp: Hiện nay, tỉnh có một cơ cấu các ngành công nghiệp đa dạng bao gồm: những mặt hàng công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như: chế tạo cơ khí, ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông sản, may mặc, da dày…công nghệ có hàm lượng chất xám cao tăng lên, chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.

Đối với các ngành nghề truyền thống: Một hệ thống làng nghề truyền thống được phát triển như: làng đá Hải Lựu, làng mộc Bích Chu, mộc Thủ

Đô, làng gốm Hương Canh, làng rèn Lý Nhân, làng mây tre đan, làng làm ngói…các ngành nghề truyền thống thực sự tạo ra bộ mặt mới cho các huyện trong tỉnh và ngày càng phát triển, ví dụ như nghề mộc Thủ Độ ở Vĩnh Tường hiện nay có khoảng trên 10 doanh nghiệp kinh doanh nghề này trên địa bàn tạo giải quyết việc làm 400 – 500 lao động, tình hình ở thị trấn Yên Lạc còn tốt hơn, từ khi nghề mộc tìm được chỗ đứng trên thị trường, sản phẩm được tiêu thụ nhanh thì số hộ gia đình chuyển hướng phát triển kinh tế sang nghề mộc ngày càng nhiều, hiện nay trên địa bàn thị trấn Yên Lạc có tới 16 doanh nghiệp chuyên kinh doanh sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Tình hình phát triển công nghiệp truyền thống ở Tam Dương cũng có những kết quả khả quan, các nghề truyền thống của huyện như mây tre đan, sản xuất gạch ngói, chế biến gỗ, mộc dân dụng đều có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Phong trào khôi phục làng nghề đã phát triển khắp các huyện.

Trong ngành dịch vụ - thương mại – du lịch, bao gồm các ngành sau: Tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch tham quan di tích lịch sử; các dịch vụ nông nghiệp – nông thôn, các dịch vụ bán hàng, cắt tóc, cho thuê, tư vấn, giới thiệu việc làm… ngày một phát triển, doanh thu dịch vụ, bán lẻ tăng liên tục, các cơ sở kinh doanh dịch vụ mọc ra ở khắp nơi.

Trong ngành nông, lâm, thủy sản: Gồm có trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, khai thác rừng, nuôi trồng thủy sản và các dịch vụ đi kèm đã phát triển hơn góp phần nâng cao năng suất của ngành. Trong nông nghiệp, trồng trọt đã giảm tỷ trọng và nhường chỗ cho chăn nuôi, cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng được thay đổi để nâng cao giá trị sản xuất và đáp ứng nhu cầu ở địa phương. Về loại hình sản xuất kinh doanh cũng thay đổi, số trang trại nông nghiệp, lâm nghiệp và đặc biệt là thủy sản gia tăng thay thế bớt cho kinh tế hộ gia

doanh, tạo tiền đề cho một nền nông nghiệp hàng hóa có quy mô lớn và chuyên môn hóa phát triển. Các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp vừa và nhỏ cũng phát triển mạnh nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng vùng đất đai, khí hậu khác nhau.

Trong cơ cấu ngành nghề ở nông thôn cũng có sự thay đổi: Tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống phát triển, tạo ra thu nhập cao hơn cho người dân nông thôn, tạo điều kiện phát triển nông thôn bền vững, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn với trình độ thấp.

Tóm lại, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình đô thị hóa diễn ra như một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những thành quả, thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng còn một số tồn tại như sau:

Tốc độ chưa thực sự cao và bền vững. Đa số các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ với công nghệ lạc hậu sản phẩm làm ra chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Số lượng các ngành dịch vụ và số hộ kinh doanh ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên sự phát triển của các hộ này mang tính tự phát, số lượng các chủ thể kinh doanh chưa nhiều. Phần lớn các ngành dịch vụ là các ngành của nền kinh tế thị trường, như các dịch vụ làm đầu, karaoke, nhà hàng, quán ăn, cho thuê, cầm đồ, sửa chữa… Các hộ kinh doanh dịch vụ chủ yếu dưới dạng phục vụ cho đời sống, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu người dân ở địa phương. Các hộ thương nghiệp ở các phường, thị trấn, thị tứ chủ yếu hoạt động dưới dạng bán tạp phẩm, quy mô kinh doanh nhỏ, hiệu quả không cao.

Một số ngành nghề truyền thống chưa khai thác hết tiềm năng ví dụ như nuôi tằm lấy tơ.

Ngoài ra, với ngành du lịch, tỉnh thực sự vẫn chưa đưa được ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn mặc dù đã thấy được tiềm năng du lịch to lớn,

trình độ phát triển của ngành vẫn rất thấp, hoang sơ, chưa mang tính chất chuyên môn, có quy mô, thật vậy lấy du lịch Tây Thiên làm ví dụ, khách du lịch Tây Thiên ngoại tỉnh chiếm tỷ trọng rất thấp, chủ yếu là dân trong tỉnh đi, cảnh vật ở đây còn hoang sơ, dịch vụ thiếu đa dạng, cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì, các loại hình vui chơi giải trí cho khách du lịch còn thiếu, thời gian cho mỗi chuyến đi du lịch Tây Thiên là trong 1 ngày.

Cơ cấu kinh tế của một số huyện, xã vẫn còn lạc hậu, ví dụ ở huyện Tam đảo, Lập Thạch, người dân vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông, trong khi diện tích đất nông nghiệp lại ít và bạc màu, điều kiện tưới tiêu khó khăn.

Về cơ cấu vốn đầu tư cho các ngành, thì ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này cho thấy nông nghiệp tuy là ngành kinh tế đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh, tạo ra nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, là nguồn xúât khẩu của tỉnh nhưng sự quan tâm đầu tư còn chưa thỏa đáng.

Như vậy, quá trình đô thị hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh hơn. Tình hình cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay phản ánh rõ nét giai đoạn đầu đô thị hóa trên địa bàn tỉnh.

Đô thị hóa không chỉ có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn tác động đến thu nhập, việc làm của dân số trên địa bàn tỉnh nói chung và của lao động nông nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w