Tác động tích cực đến việc làm và thu nhập

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 55)

a. Tác động tích cực đến việc làm

Theo báo cáo kinh tế - xã hội của các huyện, năm 2006, tổng số lao động được tạo việc làm mới của tỉnh ước tính khoảng 24405 người.

dụng nhiều chất xám tăng lên, đòi hỏi người lao động phải qua đào tạo nghề mới có được việc làm.

Việc tiến hành đô thị hóa là một thuận lợi trong việc tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân như việc thành lập các công ty tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại vừa góp phần phát triển kinh tế vừa tạo nhiều việc làm đồng thời giảm bớt căng thằng về tình hình thất nghiệp, rồi đến các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển cũng tạo ra hang nghìn chỗ làm mới cho người dân.

Các ngành dịch vụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phát triển tạo thêm các việc làm trong hợp tác xã, tạo cơ hội cho các hộ gia đình kinh doanh loại hình dịch vụ này.

Đô thị hóa với sự phát triển của khu vực dịch vụ phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân đô thị, lao động ở các khu công nghiệp cũng tăng lên, tạo thêm chỗ làm việc mới.

Đô thị hóa với sự gia tăng nhu cầu du lịch của người dân, ngành du lịch có động lực phát triển tạo thêm các cơ hội tạo việc làm mới cho người dân nông thôn phục vụ các hoạt động du lich, vui chơi giải trí.

Đô thị hóa với sự phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở mọi lĩnh vực tạo điều kiện tạo ra nhiều chỗ làm mới hơn, ví dụ sự hình thành 3 sân golf của tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tạo thêm các công việc dịch vụ phục vụ khách chơi golf…

Sự phát triển của trang trại, hợp tác xã cũng tạo thêm nhiều việc làm cho người nông dân, bình quân cứ 1 trang trại sử dụng 5 lao động, cao hơn so với hình thức kinh tế hộ gia đình.

Biểu12: Tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh qua các năm ( %)

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

18,77 18,64 17,33 16,01 25,35 24,52 23,55 22,25 22,17 15,25 5,7 Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh hiện nay là khá thấp, 5.7%, giảm 13.07% so với năm 1995. Tỷ lệ thất nghiệp thấp là nhờ vào các chương trình xóa đói giảm nghèo , chương trình 120 về tạo việc làm của đảng và nhà nước đã được tỉnh làm một cách có hiệu quả, cũng như nhờ vào các nguồn vốn huy động của dân chúng để giảm nghèo tạo việc làm cho người dân, bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận vai trò to lớn của sự phát triển kinh tế, của quá trình đô thị hóa.

Tóm lại đô thị hóa đã góp phần không nhỏ vào việc tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp.

b. Tác động đến thu nhập:

Trong thời gian qua tỷ lệ hộ nghèo của Vĩnh Phúc giảm khá. Tổng số hộ nghèo đã giảm từ 29.363 hộ (tương đương 12,26%) năm 2001 xuống còn 17.810 hộ (tương đương 8,7%) vào thời điểm cuối năm 2003. Ở huyện Tam Dương, năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 24.64%, giảm 1.36% so với năm 2005. Huyện Vĩnh Tường, tỷ lệ hộ nghèo là 13.01%, tương đương với 5672 hộ, giảm 5.77% so với năm 2000, trong đó có 1839 hộ thực sự đã thoát cảnh nghèo đói vươn lên khá giả. Huyện Yên Lạc, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11.44%, tưong ứng với 3589 hộ. Huyện Mê Linh, tỷ lệ này là 12.84%, tương ứng với 4969 hộ. Huyện Lập Thạch, là 20.31%, giảm 2% so với năm 2005. Huyện Tam Đảo tỷ lệ này là 35.99%, giảm 4.35% so với 2005. Huyện Bình Xuyên là 11.42%, Vĩnh Yên là 5025% và Phúc Yên là 5%.

Thu nhập của người dân tăng lên, nếu như thu nhập năm 2000 của người dân Vĩnh Phúc chỉ trên 2 triệu đồng/ năm ( theo giá 1994) thì năm 2006 tăng lên mức > 5 triệu đồng/ năm. Đặc biệt, ở các thị trấn, các phường thu nhập

thiểu là 8 triệu đồng/người/năm. Gia đình nào có người đi làm việc nước ngoài thực sự trở hộ khá giả của tỉnh, với khoản tiền họ gửi về giúp cho các hộ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, xây dựng nhà cửa khang trang hơn…

Đặc biệt, những người làm việc trong các nhà máy như Toyota, Honda… có thu nhập từ 3 triệu đồng/tháng trở lên, trở thành lao động chính trong gia đình.

Lao động làm nghề may công nghiệp, cũng có thu nhập thấp nhất là 900000đồng/ tháng.

Đến nay, thu nhập trên một ha đất canh tác ở nhiều nơi đã đạt 50 triệu đồng/ha. Nhiều hộ gia đình làm giàu từ nuôi trồng thủy sản. Nhiều vùng đất thực hiện trồng một vụ lúa, nuôi một vụ cá mang lại thu nhập cao cho người nông dân.

Các ngành nghề thủ công truyền thống hiện nay cũng giúp cho nhiều hộ gia đình ở nông thôn vươn lên khá giả.

Có được những thành tựu trên là nhờ vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo to lớn của các cấp,các ngành, hỗ trợ nông dân vay vốn, tạo việc làm, hướng dẫn nông dân cách làm ăn cũng như nhờ vào sự phát triển kinh tế.

(nguồn Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc)

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w