3.1.2.1. Những nhân tố tác động đến quy mô dân số và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế Vĩnh Phúc:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động tới quy mô dân số và phát triển nguồn nhân lực ở chỗ: kinh tế tăng trưởng nhanh, tạo điều kiện vật chất để cải thiện cuộc sống người dân góp phần phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp sẽ là yếu tố thu hút nguồn lao động từ tỉnh khác đến làm tăng quy mô dân số.
- Mức độ và tính chất chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian tới:
Trong thời gian từ nay đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, điều này sẽ tạo thêm nhiều việc làm trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Hơn nữa, ngay trong nội bộ từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ - thương mại cũng có sự chuyển dịch. Cụ thể, trong ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến, sản xuất tiếp tục gia tăng, tỷ trọng các ngành thủ công nghiệp truyên thống cũng tăng lên giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi tăng, tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng, tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ trọng nuôi trồng thủy sản tăng lên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cùng với các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp từ phía nhà nước, giá trị sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần cải thiện sức khỏe, giáo dục, y tế cho dân cư, trong tương lai chất lượng nguồn nhân lực nhất định sẽ tăng lên. Hơn nữa, việc chuyển giao khoa học kỹ
thuật trong nông nghiệp cũng góp phần nâng cao sự hiểu biết của nông dân. Trong ngành thương mại – dịch vụ, các ngành dịch vụ như ngân hang, tài chính, tư vấn gia tăng đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ tăng lên, điều này kích thích người dân đi học, nâng cao trình độ của mình.
- Tính chất của đô thị hóa và xu hướng đô thị hóa:
Tính chất đô thị hóa có tác động to lớn đến phân bố dân cư, đô thị hóa theo chiều rộng dẫn đến sự tập trung dân cư quá đông ở một đô thị và làm giảm dân cư các vùng không phải đô thị, điều này dẫn đến những vấn đề xã hội bức xúc ở đô thị, cũng như làm giảm các nhu cầu ở vùng nông thôn dẫn đến hạn chế phát triển nông thôn, làm gia tăng khoảng cách giữa nông thôn, thành thị. Với xu hướng đô thị hóa của tỉnh như đã nêu ở trên, đó là sự mở rộng quy mô các thị trấn, thị tứ có sẵn theo hướng phát triển một ngành nghề phi nông nghiệp làm chủ chốt cho địa bàn, tập trung xung quanh đường giao thông, bến cảng, bến sông… như vậy cơ cấu kinh tế đô thị đa dạng với các ngành nghề phi nông nghiệp, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật được xây dựng, chỉnh trang nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ đời sống cho người dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Những nỗ lực cố gắng của tỉnh trong việc kiềm chế tỷ lệ sinh:
Tỷ lệ sinh tự nhiên của tỉnh không ổn định, nhiều gia đình vẫn sinh con thứ 3 vì nhiều lý do: muốn có con trai, muốn có con vì những người con trước đã lớn. Hơn nữa tỷ lệ tăng tự nhiên vẫn còn tăng là do số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn mà điều này lại là hậu quả từ thời kỳ trước, những nỗ lực giảm tỷ lệ sinh đẻ của tỉnh trong 5 năm trở lại đây sẽ tỏ ra hữu dụng rõ rệt mà chúng ta có thể nhìn thấy qua các con số thì phải có một độ trễ khoảng 15 năm mới thấy được, còn trong thời gian ngắn rất khó nhận biết tác dụng của những nỗ lực nhằm hạn chế sinh đẻ của tỉnh. Bởi vậy từ nay đến năm 2010 dân số của