Hướng tạo việc làm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 79 - 80)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay sang cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn, giúp phân công lại lao động tại chỗ, tạo ra việc làm đầy đủ hơn cho người lao động.

- Trong trồng trọt: cần sử dụng hợp lý quỹ đất đai, đầu tư cải tạo để nâng cao diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp, chuyển đổi đất trồng lúa màu hiệu quả thấp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Khuyến khích người nông dân dồn điền đổi thửa, hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng để khắc phục tình trạng lấn chiếm đất đai trong sản xuất nông nghiệp hình thành những khu sx tập trung.

Đầu tư nâng cao, mở rộng việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp nhằm lai tạo tuyển chọn giống cây con mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng trong sản xuất nông nghiệp. Từng bước thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp.

+ Đối với các ngành nghề khác: Ngành nghề cần hướng vào phục vụ trong nông nghiệp, nông thôn như xây dựng, sửa chữa nhà cửa, công cụ lao động, tận dụng các phế phẩm trong nông nghiệp để giảm thời gian nhàn rỗi.

+ Việc chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tập trung vào 2 hướng chính: Dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể và chi tiết đã được UBND tỉnh công bố, có định hướng phát triển đô thị trong từng thời kỳ qua đó xác định đầu tư, quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất các loại cây có giá trị kinh tế cao như làm rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả... Cần có quan điểm chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến huyện, xã, phân công cán bộ phụ trách giúp đỡ các HTX lập dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với quy hoạch chi tiết, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp cho nông dân đầu tư sản xuất tạo thành vùng chuyên canh có giá trị hàng hóa cao.

Các khu vực đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cần có quy hoạch tổng thể, đầu tư xây dựng hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi chỉ đạo kỹ thuật.

- Khu vực đồng trũng, nhiều ao hồ đầm nên giao cho nông dân có thời hạn ổn định để họ đầu tư, cải tạo nuôi trồng thủy sản, tạo thành các khu vực sinh thái.

- Khu vực sản xuất cây lương thực cần quan tâm đầu tư đào tạo các hệ thống tưới tiêu giúp cho việc cấy và chăm sóc kịp thời vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: sử dụng các giống mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, phòng trừ sâu bệnh và chuột bọ phá hoại.

- Phát triển kinh tế hộ, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế tập thể. Ưu tiên cho các hộ vay vốn phát triển kinh tế trang trại, các cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản.

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 79 - 80)