Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 56)

2.4.1. Những vấn đề đặt ra

không có việc làm. Tất nhiên đất đai được sử dụng trong khu vực đô thị sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. Đó là lợi ích chung mà cả xã hội được thụ hưởng. Tuy nhiên, khi mà cả xã hội được lợi ích từ đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp, thì một bộ phận nông dân lại bị thiệt thòi do quá trình đó gây ra. Đó là những nông dân bị mất đất trực tiếp do đô thị hóa. Những người này sẽ phải thay đổi cuộc sống một cách thụ động. Vì vậy, họ sẽ gặp không ít khó khăn. Chính sách Nhà nước phải bù đắp cho họ đỡ bị thiệt thòi. Những năm qua trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng của nhiều dự án đã phải chậm lại do người dân đòi giá đền bù cao hơn, đòi cấp đất dịch vụ trước khi giao đất và đòi giải quyết việc làm, thực tế là ở nhiều xã sau khi giải phóng mặt bằng thì nhân dân không được cấp đất dịch vụ ngay, và không có đủ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu đất dịch vụ này. Vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho những người lao động này còn chậm trễ, hơn nữa có một bộ phận lao động quá tuổi thanh niên không còn phù hợp để đào tạo và được tuyển dụng vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nữa.

Trong tương lai đô thị hóa của tỉnh còn diễn ra sâu sắc và lâu dài nữa, những tác động tiêu cực nhỏ hôm nay nếu không quan tâm giải quyết có thể sẽ trở thành vấn đề lớn mai sau, hơn nữa lao động việc làm và thu nhập lại là mục tiêu chính của tăng trưởng phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia, địa phương. Giải quyết được vấn đề này tức là đã đảm bảo được phần nào mục tiêu phát triển vì con người.

Cùng với vấn đề giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân nông nghiệp nông thôn trực tiếp bị ảnh hưởng từ quá trình đô thị hóa hiện nay còn cần dự báo những đối tượng chịu ảnh hưởng xấu của đô thị hóa một cách gián tiếp ví dụ như vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, tiếng

ồn mà người chịu ảnh hưởng lại là chính dân cư sống xung quanh khu vực gây ô nhiễm ví dụ như sự quá tải của hệ thống xử lý nước thải, …

Ngoài ra, vấn đề khu vực nông nghiệp ngày càng giảm sức hút đối với lao động cũng cần phải xem xét vì đây cũng là khu vực cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến vốn là một ngành chiếm tỷ trọng về GDP cao nhất trong ngành Công Nghiệp- Xây dựng.

2.4.2. Hướng giải quyết

Trên cơ sở các vấn đề đặt ra và các tác động tiêu cực do đô thị hóa mang lại, tỉnh cần có các hướng giải quyết phù hợp.

Đối với số hộ vẫn còn sản xuất nông nghiệp thì tỉnh cần có chủ trương và các hướng dẫn cụ thể cho hộ nông dân được chuyển đổi phương hướng sử dụng đất theo mục tiêu thu dược hiệu quả cao trên đơn vị diện tích, tránh tình trạng tự phát, hoặc sử dụng đất không hiệu quả, canh tác loại cây trồng không kinh tế.

Đối với các hộ bị mất đất sản xuất thì cần xây dựng và thực hiện chính sách đền bù đất sao cho đảm bảo quyền lợi thỏa đáng và công bằng cho những người bị thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ cung cấp đất dịch vụ và giải quyết việc làm cho họ.

Để nâng cao thu nhập cho người dân thì tỉnh phải có kế hoạch đầu tư vốn, trang bị, tăng vòng quay của đất. Có như vậy mới giúp người dân định hướng tham gia các hoạt động phi nông nghiệp một cách có hiệu quả, ổn định, bền vững. Giải quyết việc làm thông qua đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, phát huy thế mạnh các ngnàh nghề, cụm làng nghề truyền thống sử dụng nhiều lao động, ít vốn để giải quyết lao động nông nghiệp dôi dư do ảnh hưởng của đô thị hóa. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo UBND, các sở ban ngành tới công tác giải quyết

Cần tăng sức hút của khu vực nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng đất đai. Gắn phát triển công nghiệp chế biến nông sản với vùng nguyên liệu để tạo đầu ra ồn định cho sản xuất nông nghiệp. Tăng cường các biện pháp dự báo nhu cầu thị trường nông sản để có phương án sản xuất phù hợp, kích thích hứng thú lao động của người nông dân. Cải tiến kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, phát triển mô hình kinh tế trang trại để áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật, dây truyền sản xuất công nghiệp trong nông nghiệp, nâng cao vị thế ngành nông nghiệp trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân.

Tăng cường các mối quan hệ qua lại giữa nông thôn và thành thị để thúc đẩy phát triển nông thôn, tạo sức hút của nông thôn đối với người dân thành thị. Nông thôn không chỉ là nơi có các hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu mà nên phát triển vai trò nông thôn là nơi cho dân cư thành thị đi nghỉ, thư giãn, dã ngoại bổ ích, đó chính là điểm để phát triển du lịch, dịch vụ ở nông thôn.

Nông thôn không nên quá phụ thuộc vào đô thị, mà nên có sự độc lập nhất định vì nông thôn có những thế mạnh của mình mà đô thị không có. Để làm được điều này cần phải phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, có quy hoạch hạ tầng nông thôn dài hạn từ 50 năm đến 100 năm.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG QUÁ

TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Dự kiến xu thế đô thị hóa, lao động và việc làm ở tỉnh Vĩnh Phúc3.1.1. Xu thế đô thị hóa 3.1.1. Xu thế đô thị hóa

3.1.1.1. Các điều kiện phát triển đô thị của tỉnh

Hiện tại, tỉnh có rất nhiều điều kiện tiền đề để phát triển mạnh hệ thống đô thị, thị tứ trong tương lai không xa.

- Các điều kiện để phát triển mạnh công nghiệp:

+ Tỉnh có lợi thế về vị trí và thị trường đó là: Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nằm sát thủ đô Hà Nội, chịu ảnh hưởng của làn sóng phát triển, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông từ thủ đô Hà Nội, hơn nữa Hà Nội còn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn của tỉnh; nằm kề các điểm nút và trên các trục đường giao thông chính của quốc gia (đường sắt, đường bộ, hàng không); có nhiều đất đai, mặt bằng; có nguồn lao động đông với kiến thức văn hóa phổ thông cao có thể đào tạo nhanh thành công nhân kỹ thuật.

+ Nguyên liệu cho phát triển công nghiệp của tỉnh: Các nguồn nước mặt của sông Hồng, sông Lô, sông Cà Lồ, sông Phó Đáy, các hồ chứa; cát sỏi; đất sét làm gạch ngói, sành sứ, tiến tới sản xuất gạch ngói không nung, gạch từ đất đồi; khai thác than bùn làm phân vi sinh. Nguồn nguyên liệu từ các ngành nông nghiệp cho công nghiệp chế biến, từ ngành lâm nghiệp trong tỉnh và đón các nguồn gỗ từ các tỉnh miền núi để chế biến gỗ và làm hàng tiêu dùng có nguyên liệu nguồn gốc từ gỗ và lâm sản.

Có mạng lưới giao thông đường sắt, quốc lộ và tỉnh lộ, đường sông đang được nâng cấp và mở rộng; các điều kiện để phát triển mạng lưới điện trong tỉnh từ mạng lưới điện quốc gia cũng dễ dàng; có hệ thống thông tin liên lạc trong mạng lưới quốc gia đảm bảo cho các bước phát triển của ngành công nghiệp; các khu công nghiệp tập trung đang trong giai đoạn đầu hoạt động.

Nâng cấp tuyến đường quốc lộ 2C từ Tam Dương qua Vĩnh Tường, Sơn Tây nối với quốc lộ 21 và đường Hồ Chí Minh. Nâng cấp tỉnh lộ 317 thành đường quốc lộ từ Hương Canh đi Thái Nguyên. Hình thành các tuyến đường vành đai 4 và 5 của Thủ đô Hà Nội qua đất Vĩnh Phúc. Khung đường giao thông chính có tính chất vùng và quốc gia này tạo tiền đề thuận lợi để phát triển công nghiệp, du lịch, phát triển đô thị, cũng như phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.1.2. Xu thế đô thị hóa chung của tỉnh đến năm 2010

Hệ thống đô thị của tỉnh được phát triển theo 3 tiểu vùng: chuỗi đô thị trung tâm, tiểu vùng trung du miền núi phía Bắc tỉnh và tiểu vùng phía Nam tỉnh.

- Chuỗi công nghiệp – đô thị trung tâm: chạy dọc theo quốc lộ 2 và đường sắt từ Hà Nội đến Việt Trì, Phú Thọ. Trước mắt, tỉnh đã xây dựng nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung như Tiền Phong, Quang Minh, Kim Hoa, Xuân Hòa, Hương Canh, Khai Quang, Hợp Thịnh, Tân Tiến, Bồ Sao…Nhờ có lợi thế về giao thông, điện, thông tin liên lạc và đất đai, chuỗi đô thị trung tâm này đã phát triển nhanh. Đã có quy hoạch phát triển các đô thị mới như: Tiền Phong, Quang Minh, Phúc Yên – Kim Hoa, Xuân Hòa, Hương Canh, Vĩnh Yên, Tân Tiến, Bồ Sao, trong đó thành phố Vĩnh Yên là đô thị trung tâm của chuỗi.

Chuỗi đô thị trung tâm này giữ vai trò cực tăng trưởng chủ đạo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng

CNH – HĐH, thúc đẩy tiểu vùng trung du phía Bắc tỉnh và tiểu vùng đồng bằng phía Nam tỉnh cùng phát triển. Chuỗi đô thị này cũng là chuỗi đô thị đối trọng phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội – đô thị trung tâm cấp quốc gia, vừa là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Cụ thể về các đô thị thuộc chuỗi như sau:

+ Thành phố Vĩnh Yên: Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, là trung tâm thương mại dịch vụ - du lịch - nghỉ dưỡng lớn của tỉnh và của vùng, có vị trí quốc phòng quan trọng.

Công nghiệp Vĩnh Yên có tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội – dịch vụ - thương mại một cách toàn diện. Ngoài các cơ quan tỉnh, thành phố còn có cơ quan không thuộc tỉnh như các cơ sở điều dưỡng Trung ương, quân đội, trường văn hóa nghệ thuật trung ương, trạm bảo dưỡng đường bộ, công ty xây dựng, trạm điện lực, học viện quân sự, các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và các trường đào tạo nghề. Đô thị Vĩnh Yên phát triển theo hướng Bắc – Đông – Tây, tuyến đường cao tốc Hà Nội – Phú Thọ bố trí phía Bắc thành phố.

+ Đô thị Phúc Yên: Hướng phát triển đô thị mở rộng theo tuyến đường sắt, quốc lộ 2 theo trục đường quốc lộ 23 đi Thanh Tước.

+ Thị trấn Hương Canh: Là đô thị công nghiệp, có điều kiện hạ tầng kỹ thuật thuận lợi đó là đường sắt Hà Nội – Lào Cai, quốc lộ 2, đường cao tốc Hà Nội – Phú Thọ, hành lang tuyến điện cao thế…).

+ Đô thị mới công nghiệp Tiền Phong: đất đai xây dựng đô thị khoảng 450 – 600 ha.

+ Đô thị mới công nghiệp Quang Minh: đất đai xây dựng khoảng 840 – 1200 ha.

+ Đô thị mới công nghiệp Tân Tiến: được hình thành và phát triển cùng với khu công nghiệp Tân Tiến thuộc huyện Vĩnh Tường, đô thị được phát triển song song với quốc lộ 2, đất đai xây dựng đô thị cần 240 ha.

+ Đô thị mới Bồ Sao: có thể phát triển cảng sông, sau cảng sông có thể hình thành cụm công nghiệp nhỏ cho đô thị mới Bồ Sao, đất đai xây dựng đô thị khoảng 180 ha.

Hình thái bố trí chuỗi đô thị này gồm các đô thị độc lập, cách nhau bằng những cánh đồng hoặc thảm rừng, không để đô thị tự phát kéo dài theo hai bên đường quốc lộ.

- Hệ thống đô thị vùng trung du và miền núi phía Bắc tỉnh:

+ Xuân Hòa - Đại Lải: là khu công nghiệp và nghỉ ngơi du lịch, thuộc thị xã Phúc Yên, được quy hoạch mở rộng tới 960 ha.

+ Thị trấn Tam Đảo: thị trấn nghỉ mát du lịch, thị trấn này được chỉnh trang và hiện đại hóa, không có đất phát triển mở rộng, thuộc huyện Tam Đảo.

+ Thị trấn Hợp Châu (Tam Dương): hiện tại thị trấn Tam Đảo núi là một đô thị du lịch, nghỉ dưỡng. Chức năng nghỉ ngơi du lịch của Tam Đảo ngày càng lớn. Nhưng đất đai ở Tam Đảo núi không cho phép xây dựng một khu dân cư đông đúc. Do vậy, cần thiết phải xây dựng một đô thị dịch vụ cho các khu du lịch sinh thái này ở phía chân núi, kế cận khu sân golf thuộc thị trấn Hợp Châu. Đất đai để xây dựng thị trấn này khoảng 300 ha.

+ Thị trấn Hợp Hòa, thị trấn huyện lỵ Tam Dương: là trung tâm chính trị, kinh tế (có công nghiệp), văn hóa và dịch vụ của huyện Tam Dương. Đất đai cần thiết để xây dựng đô thị là 360 ha.

+ Thị trấn huyện lỵ Lập Thạch: ở đây hình thành cụm công nghiệp nhỏ phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm nông – lâm - thủy sản sau thu hoạch.

Tính chất thị trấn không còn là thuần túy quản lý hành chính mà còn là đô thị công nghiệp, dịch vụ cho địa bàn huyện.

+ Thị trấn cảng sông Như Thụy: ở tả ngạn sông Lô của huyện Lập Thạch, đất đai cần thiết để xây dựng thị trấn là 150 ha.

- Các đô thị thuộc vùng đồng bằng phía Nam tỉnh:

+ Thị trấn huyện lỵ Vĩnh Tường: đất đai cần thiết để xây dựng thị trấn là 250 ha.

+ Thị trấn huyện lỵ Yên Lạc: dự kiến đất đai cần thiết để xây dựng là 450 ha.

+ Thị trấn cảng sông Vĩnh Thịnh thuộc huyện Vĩnh Tường: đất đai cần thiết để xây dựng là 150 ha.

+ Thị trấn cảng sông Chu Phan thuộc huyện Mê Linh: đất đai xây dựng đô thị là 150 ha.

Trong quá trình CNH – HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, trên địa bàn một số huyện có điều kiện thuận lợi phát triển một số thị tứ trở thành thị trấn mới hay cụm công nghiệp mới, giữ vai trò thị trấn chuyên ngành của từng huyện.

- Một số cụm công nghiệp, khu công nghiệp đang trong quá trình thi công, hoặc đã được quy hoạch, đang xây dựng cơ sở hạ tầng:

+ Cụm công nghiệp Chấn Hưng thuộc huyện Vĩnh Tường: diện tích quy hoạch là 126,11 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 57,2 ha.

+ Khu công nghiệp Bá Thiện thuộc huyện Bình Xuyên với quy mô tối đa là 600 ha, trong giai đoạn đầu xây dựng là 102 ha.

+ Huyện Yên Lạc đang tiến hành triển khai các cụm công nghiệp làng nghề ở các xã Đồng Văn, Trung Nguyên, Yên Đồng, Đồng Cương, Bình Định,Tam Đồng để phát triển các ngành cán thép, tái chế nhựa, đan lát, chế

đường đôi trung tâm huyện lỵ và hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thông điện REII, đường dây 35 KV vào các làng nghề, thị trấn Yên Lạc, Tề Lỗ; triển khai dự án cụm công nghiệp, làng nghề ở xã Đồng Văn, Tam Hồng, Yên Đồng. Xây dựng chợ trung tâm huyện, mở rộng chợ ở các xã, thị trấn…

+ Huyện Bình Xuyên: theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, làng nghề đến năm 2010, huyện B́ình Xuyên tập trung phát triển 5 cụm công nghiệp, làng nghề, du lịch sinh thái. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp Bình Xuyên 65 ha, cụm công nghiệp làng nghề Hương Canh với diện tích từ 100 ha trên địa bàn các xă Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu; cụm công nghiệp làng nghề Thanh Lãng, với diện tích 15 ha tại các xă Thanh Lãng, Tân Phong, Phú Xuân; cụm công nghiệp Đạo Đức 30 ha; cụm công

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w