Khai thác và phát triển ngành nghề truyền thống

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 81 - 83)

Tỉnh Vĩnh Phúc có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành nghề truyền thống.

Bởi vậy, trước hết cần có kế hoạch tập trung khai thác, phát triển ngành nghề sẵn có, mặt khác cần đầu tư nhập các nghề mới mà phù hợp ở các nơi khác để có thể tận dụng được lực lượng lao động của tỉnh. Trước mắt cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Có quy hoạch phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương.

- Cần có chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển nghề thủ công truyền thống, như các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các làng nghề, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ tập huấn phổ biến các chính sách pháp luật của nhà nước, kinh nghiệm kinh doanh cho các chủ hộ, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề truyền thống.

- Tổ chức giới thiệu sản phẩm truyền thống trên thị trường tiêu thụ.

- Có chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển nghề mới. Các cấp các ngành cần tập trung tuyên truyền vận động để nông dân có điều kiện học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau về kinh nghiệm cách làm. Khuyến khích nông dân phát triển các loại hình dịch vụ tại chỗ, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tận dụng các thế mạnh, điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh kinh doanh, phá vỡ thế sản xuất thuần nông. Tạo cho nông dân phải nghiên cứu học hỏi, tìm ra cách làm ăn mới phù hợp với cơ chế thị trường và đúng pháp luật. Các HTX dịch vụ kinh doanh tổng hợp cần đẩy mạnh các loại hình dịch vụ, tổ chức liên

kết liên doanh, tìm ra phương thức làm ăn, tạo chỗ dựa vững chắc cho xã viên. Mở rộng các chợ đẩu mối, chợ bán lẻ. Thành lập các khu vui chơi giải trí, khu thể thao, có chính sách hợp lý để thu hút đầu tư.

Đào tạo nghề:

- Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề truyền thống cho người lao động. Trong tình hình hiện nay, để phù hợp với đối tượng người học, việc đào tạo nghề ngắn hạn là hình thức đào tạo nghề phù hợp hơn cả (đào tạo dài hạn thường áp dụng trong các trường hợp đào tạo chuyên nghiệp) bởi lẽ:

- Thời gian đào tạo ngắn, nhất là việc phổ cập nghề cho đông đảo nhân dân và thanh niên.

- Nội dung đào tạo nghề dễ hiểu, thiết thực cho người học nhằm trang bị một số kiến thức và kỹ năng cần thiết của nghề, học xong có thể ứng dụng nhanh chóng và có nghề để kiếm sống.

Việc dạy nghề và danh mục nghề hiện nay trong xã hội rất phong phú và đa dạng. Để thích hợp với hoàn cảnh kinh tế của tỉnh cần tập trung một số vấn đề sau:

+ Đối với nghề nông nghiệp:

Để tăng hiệu quả canh tác, cần nghiên cứu chuyển đổi, lựa chọn những cây, con có giá trị kinh tế cao để tiến hành nuôi trồng. Đối với trồng trọt, chăn nuôi nhất thiết phải được ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: những giống gia cầm mới, những loại cây thực phẩm mới, những loại hoa mới,...và cần phải có hướng dẫn về các quy trình kỹ thuật như: chăm sóc, bảo vệ, nhân giống...

+ Đối với nghề truyền thống:

Hỗ trợ nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, có điều kiện đầu tư công nghệ mới (từng phần, từng công đoạn) trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh vĩnh phúc (Trang 81 - 83)