Các mục tiêu phát triển 1.Mục tiêu về sản xuất điện:

Một phần của tài liệu định hướng phát triển ngành công nghiệp điện lực việt nam đến năm 2010 (Trang 44 - 46)

II. định hớng phát triển ngành điện Việt Nam

2. Các mục tiêu phát triển 1.Mục tiêu về sản xuất điện:

2.1.Mục tiêu về sản xuất điện:

Việt Nam may mắn có tiềm năng to lớn về cho phát điện là thuỷ điện, khí và than. Nguồn điện chạy than cần đợc phát triển ở miền Bắc và nguồn điện chạy khí ở miền Nam, còn thuỷ điện có thể phát triển cả ba miền.

Đờng dây tải điện 500 KV tạo cho hệ thống tính ổn định và truyền dẫn điện giữa miền Bắc và miền Nam trong giờ cao điểm, nhng công suất của đờng dây hiện có là tơng đối nhỏ so với quy mô trong tơng lai của hệ thống. Việc tăng công suất của đờng dây này không chắc có tính kinh tế nếu nh chỉ nhằm vào mục đích truyền tải điện không thôi. Chi phí truyền tải lợng điện năng đó khá cao. Nh vậy, công suất phát điện ở miền Bắc và miền Nam cần đợc đặt kế hoạch sao cho gần cân đối với nhu cầu đợc dự kiến sau khi thuỷ điện đã đáp ứng tỷ lệ phát triển của mình.

Các nhà máy tua-bin khí chu trình hỗn hợp có công suất đầu t thấp nhất, thế nhng vẫn cần phải có một số nhà máy chạy than ở miền Bắc. Một khi đợc xây dựng, các nhà máy điện chạy than này chắc sẽ hạ thấp đợc chi phí vận hành hơn là nhà máy điện tua-bin khí chu trình hỗn hợp.

Hệ số phụ tải của các nhà máy điện chạy khí mới vào nhiều thời điểm còn thấp, một phần do biến động về nhu cầu theo mùa và một phần do thiếu vốn đầu t. Để đạt đợc hệ số phụ tải đủ cao để đầu t nhà máy có hiệu quả kinh tế, việc quyết định đầu t cần căn cứ chủ yếu vào mức tăng trởng nhu cầu chứ không nhằm vào việc đạt cho đợc tỷ lệ phát điện bằng khí hay nhiệt điện cao trong tổng sản lợng điện.

Với giá khí và giá than dự báo ở Việt Nam, xây dựng các nhà máy tua- bin khí chu trình hỗn hợp ở miền Nam sẽ tốt hơn là xây dựng các nhà máy điện chạy than ở miền Bắc. Chi phí phát điện của hai loại nhà máy này là nh

Chuyên đề thực tập

nhau, và nếu giá khí tăng đáng kể thì sẽ phải xem xét lại việc kết hợp các nhà máy có chi phí thấp nhất. Khí từ đờng ống mới cần đa vào trớc năm 2000 để phát điện. Nếu chậm đa vào vận hành đờng ống mới này thì cần đẩy tiến độ đầu t một vài nhà máy điện chạy than. Nếu không thì phải phát điện bằng diesel mà nếu chậm có khí một năm sẽ bị tổn thất khoảng 70-40 triệu USD do phải dùng dầu diesel thay cho khí.

2.2. Mục tiêu về cung cấp điện:

tăng công suất đờng dây truyền tải điện Bắc Nam: Toàn bộ công suất

của đờng dây này chắc chắn chỉ đợc sử dụng theo mùa và vào giai đoạn cao điểm, còn công suất chung của đờng dây sẽ đủ để truyền tải lợng điện theo dự báo ở điều kiện vận hành bình thờng. Nếu nhà máy thuỷ điện Sơn La đợc xây dựng và hoạt động vào năm 2012 thì miền Bắc sẽ có d công suất trong khoảng 5 năm. Miền Trung sẽ nhanh chóng ngày càng thiếu điện. Công suất của đờng dây tải điện hiện có sẽ khá là nhỏ so với hệ thống điện của miền Bắc và miền Nam, khi mà mỗi nơi đó sẽ đạt công suất phát 10.000 MW vào năm 2010. Do đó cần xây dựng thêm đờng dây tải điện mới mặc dù nh vậy sẽ rất tốn kém.

Việc tăng gấp đôi công suất của đờng dây tải điện sẽ tốn khoảng 500 triệu USD. Vận hành đủ công suất và dẫn điện theo một hớng suốt năm, công suất bổ sung thêm đó sẽ vận chuyển tối đa 4 tỷ KWh/năm. Chi phí này là quá cao so với số chi phí tiết kiệm đợc từ việc thay thế nhà máy điện chạy khí chu trình hỗn hợp ở miền Nam bằng nhà máy chạy tua-bin hơi chạy than ở miền Bắc hay ngợc lại.

Tuy nhiên, việc đầu t thêm đờng dây cần tính đến tất cả các lợi ích có thể, trong đó có việc tăng độ tin cậy cho toàn hệ thống. Cách thức kinh tế nhất để đạt đợc độ tin cậy của hệ thống có thể cần phải gia cố một phần hoặc toàn bộ chiều dài đờng dây này.

2.3. Mục tiêu xuất khẩu điện:

vấn đề mua bán điện trong khu vực: Việc mua bán điện trên quy mô

toàn khu vực có thể mạng lại lợi ích kinh tế và môi trờng cho các nớc trong tiểu vùng Mê Kông (bao gồm Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanma và Thái

Lan). Thị trờng điện trong khu vực có thể sẽ đẩy mạnh hơn sự hợp tác kinh tế và tạo nên một cách tiếp cận bình đẳng tới các nguồn năng lợng rẻ hơn, có thể tiết kiệm đợc khoảng 9,7-13,7 tỷ USD vốn đầu t trong thời gian từ năm 2000 -2020. Cản trở chính đối với việc mua bán điện là phải phối hợp vô số các công việc về tài chính, thơng mại, kỹ thuật, chính sách, tổ chức. Ngân hàng Thế giới đang hỗ trợ xây dựng một chiến lợc mua bán điện cho tiểu vùng Mê Kông, tập trung vào sự cần thiết phải đợc sự nhất trí giữa các nớc.

Có thể đa ra đây một ví dụ: Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào, có tiềm năng kỹ thuật xuất khẩu một số lợng lớn điện cho Việt Nam, còn Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm về khả năng này nhng cha xem xét chi tiết. Miền Trung Việt Nam sẽ lâm vào tình trạng thiếu điện vào năm 2010, do đó cần tiếp tục xem xét việc nhập khẩu điện từ Lào. Giải pháp này cũng cần đợc đối chiếu với các khả năng lựa chọn khác: Dẫn điện từ Bắc vào hoặc từ miền Nam ra, hoặc xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy than ở miền Trung.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển ngành công nghiệp điện lực việt nam đến năm 2010 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w