2.1.1. Chính sách của Mỹ ngụy ở Lộc Ninh sau Hiệp định Genève
Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève về Đông Dương được kí
kết, đánh dấu sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, mở
ra bước ngoặt quan trọng trong lịch sử các mạng Việt Nam. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, sau những năm tháng chiến đấu gian khổ, nhân dân Lộc Ninh cũng tưng bừng, phấn khởi mừng hoà bình.
Đế quốc Mỹ đã nhòm ngó và có âm mưu thôn tính Việt Nam và Đông Dương từ lâu, nhằm khống chế vùng Đông Nam Á, ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản, bao vây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện chiến lược toàn cầu của mình. Lợi dụng thực dân Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương và đang trên đà suy yếu, đế quốc Mỹ dùng áp lực buộc Pháp trao trả toàn bộ chủ quyền ở miền Nam cho chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của chúng.
Để thực hiện mưu đồ trên, từ tháng 4 năm 1954, Mĩ thành lập một cơ
quan viện trợ quân sự Mỹ (Military Assistance Advisory Group – viết tắt là
MAAG) ở miền Nam Việt Nam dưới sự chỉ huy của John O'Daniel. Từ giữa
20
Lộc ra khỏi ghế thủ tướng, đưa Ngô Đình Diệm lên thay.Tháng 11 năm 1954, Mỹ cử tướng L.Collins sang làm đại sứ đầu tiên bên cạnh chính quyền Ngô Đình Diệm, để trực tiếp điều khiển cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam.
Từ tháng 9 năm 1954, Mỹ - Diệm gấp rút triển khai lực lượng ngụy
quân, ngụy quyền trên khắp các địa phương ở miền Nam Việt Nam. Trong đó ở tỉnh Thủ Biên là vùng chiến khu cách mạng có căn cứ chiến khu Đ nổi tiếng nối liền với chiến khu Dương Minh Châu trước đây nên được Mỹ - Diệm chú
trọng tập trung đánh phá ngay từ đầu. Ngày 28 tháng 9 năm 1954, chúng đưa
Nguyễn Văn Sung, một tên tay sai về làm tỉnh trưởng. Tháng 10 năm 1954
Mỹ - Diệm đưa 2 sư đoàn chủ lực ngụy (sư đoàn 5 và sư đoàn 3) về đóng đồn bót và tiến hành càn quét đánh phá vào các vùng căn cứ của ta ở Đông Nam bộ. Sư đoàn 5 ngụy phần lớn là người dân tộc Nùng – Hoa phản động từ miền
Bắc vào đóng từ Chơn Thành đến Lộc Ninh nhằm đánh phá chiến khu Đ và
vùng rừng núi phía bắc. Sư đoàn đóng ở Bến Cát để đánh phá vùng Bến Cát,
Dầu Tiếng, Tây Ninh.
Tháng 3 năm 1955, trong khi đang tiếp tục thanh trừng vây cánh của Pháp, Diệm ban hành chính sách “ tố cộng” giai đoạn 1, đồng thời từng bước loại trừ Bảo Đại. Triển khai chính sách “tố cộng” giai đoạn 1, bọn tình báo, gián điệp và cảnh sát núp dưới danh nghĩa các đoàn “công dân vụ” xuống các xã ấp, để tổ chức điều tra, lập danh sách phân loại dân để chuẩn bị “tố cộng” giai đoạn 2 nhằm diệt phong trào cách mạng ở miền Nam.
Tại Lộc Ninh chính quyền Diệm còn cho thành lập các chi khu quân sự và chi khu cảnh sát, tuyển lựa những tên ác ôn trong hàng ngũ tay sai cũ của Pháp vào bộ máy cai trị mới. Lực lượng quân sự địch đóng ngay tại thị trấn Lộc Ninh. Dọc quốc lộ 13 và 14A, Mỹ ngụy lập nhiều đồn bót để chốt giữ: Đồng Tâm, Lộc Ninh, Hoa Lư, Bù Đốp. Ở các làng cao su và các phum, sóc của đồng bào dân tộc, địch cũng tổ chức từ 1 đến 2 tiểu đội dân vệ và cho xây đồn bót để kìm kẹp nhân dân. Bộ máy tề xã được củng cố lại và bắt đầu điều tra, lập danh sách những cán bộ, đảng viên và những cơ sở cách mạng, những
21
người kháng chiến, gia đình có người đi tập kết…. Đặc biệt là trong vùng đồn diền cao su, được chủ đồn điền Xét –xô là Đờ La-lăng giúp đỡ, bọn tay sai
mới là Hồ Văn Tiến đã cho chụp hình, nhận mặt, lập hồ sơ và khủng bố tinh
thần của công nhân cao su. Ở các làng sở và phum sóc đồng bào dân tộc,
chúng cho theo dõi, lập “ sổ bìa đen” đối với những người trước đây có quan hệ cách mạng, thiết lập “ngũ gia, liên bảo” để kiểm soát nhân dân. Đưa các đoàn “công dân vụ” vào sống ở các làng công nhân, gài người của chúng vào
từng địa phương để theo dõi. Chính quyền Mỹ - Diệm đang ráo riết chuẩn bị
và thực hiện việc trả thù những người kháng chiến cũ, đồng thời cho thành lập
các chi khu quân sự, trung tâm huấn luyện biệt kích, trại bảo an binh. Bọn tề ấp và quân ngụy ngày đêm lùng sục, bắt bớ, quản lý chặt chẽ các gia đình có người đi tham gia kháng chiến.
Tháng 10 năm 1955, Mỹ bày trò “ trưng cầu dân ý” để phế truất Bảo Đại và đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống để thành lập chế độ thân Mỹ là “ Việt Nam cộng hoà”.
Từ cuối năm 1955 trở đi, Mỹ - Diệm bắt đầu triển khai mạnh chiến dịch “tố cộng, diệt công” ở Nam Bộ, nhằm tập trung mọi nỗ lực tiêu diệt các lực lượng cách mạng còn lại ở đây, trọng tâm là các vùng kháng chiến ở Đông Nam Bộ.
Trong 2 năm (1956 - 1957), địch tiến hành chiến dịch Trương Tấn Bửu và chiến dịch Nguyễn Trãi ở miền Đông Nam Bộ, với phương châm “tiêu diệt nội gián, diệt trừ nội tâm, đạp lên oán thù, thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, địch đã tập trung mọi lực lượng để tiêu diệt lực lượng cách mạng của ta. Trước tình hình trên đã đặt những người cộng sản và nhân dân miền Đông Nam Bộ nói chung và Lộc Ninh nói riêng phải đương đầu với nhũng khó khăn thử thách, rất khắc nghiệt do chính sách khủng bố đàn áp dã man của Mỹ - Diệm
gây ra. Bọn lính ngụy tràn vào các làng cao su, rải quân, đóng đồn bót và
buộc dân phải hội họp “tố cộng”. “ Hàng đêm, bọn lính ngụy và bọn hương chính, tề điệp lùng sục khắp hang cùng ngõ hẻm, để kiểm tra sổ nhân khẩu đã có trong danh sách phát gạo của chủ đồn điền. Bọn cai đội chỉ điểm nhiều cơ
22
sở cách mạng của ta. Việc đi lại của đồng bào trở nên hết sức khó khăn. Trên trục lộ 13 và 14, đồn địch đóng chốt các điểm xung yếu và kiểm tra căn cước
từng người. Ở Tính Thiện, Chu Ninh địch đưa đồng bào di cư vào lập khu
dinh điền để chia cắt vùng căn cứ Bù Đốp của ta. Chúng ra lệnh giải thể “Hội lao công tương tế” của ta và buộc dân phải tham gia “ Liên đoàn đồn điền miền Đông”. Ở các phum, sóc người dân tộc, đồng bào phải làm căn cước và đi nương, đi rẫy đều phải kiểm tra. Chúng bắt dân phải trình báo hàng ngày
những người lạ mặt qua phum sóc. Chúng dùng tiền, vải, muối mua chuộc
một số đồng bào dân tộc nhẹ dạ để làm tay sai, chỉ điểm cho chúng. Tại quận
lỵ, địch thành lập thêm lực lượng dân vệ, bắt người địa phương tham gia để tăng cường hiệu quả trong việc đánh phá và kìm kẹp nhân dân. Còn bọn cai – đội và chủ đồn điền kiểm tra gắt gao số công nhân và nhân thân của họ qua
việc điểm danh mỗi sáng, mỗi chiều.
Đến cuối năm 1956, Mỹ - Diệm đã bắt giam hàng chục cán bộ, đảng viên và cơ sở cách mạng của Lộc Ninh. Một số đảng viên và cơ sở cách mạng khác bị địch theo dõi, phát hiện đã buộc phải xa dân và lẩn tránh trong rừng cao su, chịu cảnh truy lùng ráo riết, đói cơm, khát nước. sự liên lạc giữa dân và cở sở cách mạng trở nên rất khó khăn [30; tr 83 - 84].
Về tổ chức chiến trường, tổ chức hành chính, để tăng cường kiểm soát, triệt phá các căn cứ kháng chiến, đồng thời nắm chắc vùng rừng núi nối liền Đông Nam Bộ với Tây nguyên và Campuchia, một địa bàn chiến lược bắc đông – bắc Sài Gòn. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thay đổi địa giới các tỉnh, trong đó cắt tỉnh Thủ Dầu Một ra làm hai tỉnh: Bình Dương, Bình Long. Tách Biên Hòa thành ba tỉnh Biên Hòa, Phước Thành và Phước Long. Lộc Ninh là một trong 3 quận của tỉnh Bình Long. Bù Đốp là 1 quận của tỉnh Phước Long.
Sau chiến dịch Trương Tấn Bửu, Mỹ- Diệm đưa một số người từ
23
dựng vành đai dọc các trục lộ chiến lược 13, 14 và các vùng xung yếu giáp biên giới để ngăn chặn các lực lượng cách mạng [30;tr 86].