Phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, thi hành Hiệp định Genève, chống chính sách “tố cộng, diệt cộng” và

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 31 - 34)

định Genève, chống chính sách “tố cộng, diệt cộng” và tham gia phong trào đồng khởi của quân và dân Lộc Ninh

Sau Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương, Đảng ta xác định đường lối đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, đi đến thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trên cả nước.

Tuy nhiên kẻ thù mới là đế quốc Mỹ đã thay chân Pháp thực hiện âm mưu thôn tính miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới, dựng lên chính quyền tay sai, thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, đàn áp khốc liệt lực lượng cách mạng và yêu nước. Tình thế đó đã đặt ra cho cách mạng miền Nam không còn con đường nào khác là bạo lực chính trị kết hợp với bạo lực vũ trang.

Tháng 9 năm 1954, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết về “tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách của Đảng”, xác định nhiệm vụ của nhân dân ta trên cả hai miền là đấu tranh thực hiên Hiệp định Genève, ra sức củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, nhằm củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trên cả nước.

26

Trên tinh thần đấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc chiến đấu mới của nhân dân Lộc Ninh đã diễn ra gay go khốc liệt, từ đấu tranh chính trị, dân sinh đến đấu tranh đối đầu chống chính sách “tố cộng, diệt cộng”, chống đàn áp,

phải xây dựng lực lượng chính trị, khôi phục lực lượng vũ trang để hỗ trợ đấu

tranh chính trị, chống đàn áp tiến lên đồng khởi, góp phần tạo điều kiện chuyển sang chiến tranh cách mạng.

Trong khi quân và dân cả nước ta đang thực thi nghiêm chỉnh Hiệp định Genève thì Mỹ - Diệm trắng trợn phá hoại Hiệp định Genève, ráo riết

chuẩn bị và tiến hành những âm mưu thủ đoạn của chiến tranh mới nhằm dìm

phong trào cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Ở Lộc Ninh sau năm 1954 có trụ sở của Ủy ban kiểm soát quốc tế về

việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. Nhiều đơn tố cáo tội ác của Mỹ- Diệm đã

tới được tay của đoàn Ba Lan trong Ủy ban quốc tế và góp phần vạch trần bộ

mặt phá hoại hiệp định của Mỹ - Diệm trước công luận quốc tế.

Trên địa bàn Lộc Ninh phần lớn lực lượng ở lại đều hòa mình trong dân, làm đủ các ngành nghề để vừa kiếm sống vừa cùng đồng bào đấu tranh, một số cán bộ được bố trí vào các đồn điền cao su để lãnh đạo phong trào công nhân.

Ngày 13 tháng 3 năm 1955, 12.000 công nhân do “ Hội lao công tương tế” trong đồn điền cao su Xét-xô làm nòng cốt đã bãi công, tổ chức thành cuộc biểu tình lớn kéo về thị trấn Lộc Ninh để buộc chủ đồn điền phải tăng lương 20%, phải trả lương cho công nhân người Thượng bằng lương công nhân người Kinh, đòi tăng phụ cấp dắt đở lên 30 %, đòi giảm giờ làm, đòi tự do đi lại, hội họp…. Để phối hợp với công nhân đấu tranh, gần 5000 công nhân và đồng bào người dân tộc ở các phum, sóc kéo vào thị trấn hỗ trợ cho 12.000 công nhân đang đấu tranh. Gần 17.000 công nhân và đồng bào các dân tộc vây kín các con đường dẫn đến nhà chủ đồn điền sở Xét – xô[30; tr 82]. Trước sự đấu tranh của công nhân ở Lộc Ninh, địch phải điều động 1 tiểu

27

đoàn lính sư đoàn 5 lên đàn áp phong trào, nhưng trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, buộc chủ đồn điền Xét-xô phải chấp nhận và thoả

mãn một số yêu sách của công nhân: tăng luơng đắt đỏ cho công nhân lên

30%, nhưng mặc cả nếu giá cả sinh hoạt ở Lộc Ninh hạ sẽ cắt phần trăm đắt đỏ đó; huỷ bỏ chế độ đánh đập công nhân nhưng vẫn duy trì hình thức cúp phạt; cho xe chở công nhân đi làm, không đủ nên phát cho mỗi người không có xe 5 đồng 1 ngày; trả lương cho công nhân Thượng ngang lương công

nhân kinh [3; tr 59]. Cuộc đấu tranh thắng lợi đã làm cho uy tín của “ Hội lao

công tương tế” được nâng cao.

Để chống lại những âm mưu và thủ đoạn của địch, phong trào đấu tranh của nhân dân Lộc Ninh không chỉ biết sử dụng pháp lý hiệp định để đấu tranh chính trị, mà còn từng bước vũ trang tự vệ để giữ gìn lực lượng còn lại của mình. Từ năm 1957, ở Lộc Ninh bắt đầu hình thành các tổ vũ trang, tự vệ. Thành phần chủ yếu là số đảng viên và cơ sở bị lộ phải rút ra rừng, tự trang bị dao găm, mã tấu để tự vệ[30; tr 86].

Đến năm 1958 phong trào đấu tranh của công nhân ở Lộc Ninh liên tục nổ ra. Trong suốt tháng 8 và tháng 9 năm 1958, công nhân ở đồn điền Lộc Ninh đã tổ chức các cuộc đấu tranh đòi tăng lương, đòi cải thiện đời sống, chống sa thải và chống đàn áp khủng bố. Bọn chủ đồn điền Xét-xô buộc phải chấp nhận nhiều yêu sách của công nhân.

Bước sang năm 1959, phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, chống khủng bố của Lộc Ninh được phục hồi. Công nhân ở Brelin, Lộc Tấn, làng 3, 5, 11, Cốc Rưới đã đấu tranh chống cắt lương và đòi chủ trả lương cho những người bị bắt oan. Ở làng 2, chợ Lộc Ninh, nhân dân đấu tranh đòi được tự do đi lại. Ở các phum, sóc và làng cao su, nhân dân đòi bọn bảo an, dân vệ

phải cho đồng bào tự do vào rừng, ra rẫy, được mang gạo, muối để nấu ăn khi

đi làm [30; tr 89].

Nhìn chung phong trào đấu tranh ở Lộc Ninh tuy không rầm rộ, nhưng lại diễn ra liên tục và có hiệu quả, buộc địch phải chấp nhận nhiều yêu sách

28

hợp lý của đồng bào, nhờ vậy mà ách kìm kẹp của Mỹ - Diệm ở Lộc Ninh đã bị nới lỏng.

Tháng 9 năm 1959, Xứ ủy Nam bộ phổ biến nghị quyết 15 của Ban

chấp hành trung ương Đảng đến các bí thư tỉnh ủy. Ngày 31 tháng 1 năm

1960, Tỉnh ủy Bình Long họp hội nghị Ban chấp hành để quán triệt nghị quyết 15 và bàn kế hoạch khởi nghĩa trong toàn tỉnh. Tỉnh ủy quyết định lấy ngày 25 tháng 2 năm 1960 làm ngày đồng khởi trong toàn tỉnh [40; tr 90]. Nơi nào không tham gia đồng khởi được, các tổ vũ trang phải đẩy mạnh hoạt động diệt trừ gian để uy hiếp tinh thần địch [5; tr 39]

Hòa chung với phong trào đồng khởi trong toàn tỉnh, giữa tháng 3 năm 1960 cuộc nổi dậy đồng khởi ở Lộc Ninh – Bù Đốp cũng đã nổ ra [30; tr 90]. Công nhân ở đồn điền cao su Lộc Ninh cùng nổi dậy đòi quyền lợi. Ban đêm công nhân các làng đánh mõ, gõ thùng báo động. Các tổ vũ trang truy lùng bọn tề điệp, ác ôn. Ở Cốc Rưới, chợ Lộc Ninh , làng 3 và ở Lộc Tấn, bọn dân vệ phát hiện thấy dân đốt lửa, gõ mõ, nhưng chúng bỏ lơ và không dám hành động [30; tr 90]

Phong trào đồng khởi ở Lộc Ninh tuy diễn ra không quyết liệt như những nơi khác, nhưng vẫn tạo được một khí thế cách mạng mới cho địa phương. Hệ thống kìm kẹp của địch bị phá lỏng, tạo thế hoạt động dễ dàng cho các mũi vũ trang tuyên truyền và các cơ sở Đảng, đoàn thanh niên hoạt động. việc liên lạc, đi lại, tiếp tế giữa dân và các cán bộ, đảng viên được thuận lợi hơn trước. Bọn ác ôn trong tề xã và cảnh sát hoảng sợ không dám hung hăng khủng bố như trước. Nhờ vậy, phong trào cách mạng địa phương có những bước phát triển vững chắc hơn.

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)