Xây dựng Lộc Ninh trở thành trung tâm chính trị, căn cứ địa vững ch ắc của Bộ chỉ huy Miền

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 65 - 74)

Ngày 27 tháng 1 năm 1973 Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết. Trước đó ở miền Đông Nam Bộ đã phát triển một vùng giải phóng rộng lớn tiếp giáp với biên giới Campuchia, gồm các huyện hoàn toàn gải phóng là Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập ( tỉnh Bình Phước), Tân Biên và một phần huyện Dương Minh Châu, Châu Thành của tỉnh Tây Ninh.

Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết.

Hiệp định Pari, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, đây là một chiến thắng to lớn trong lịch sử

60

tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.

Sau một ngày Hiệp định được ký kết (28 tháng 1 năm 1973), Ban Chấp

hành Trung ương Đảng và Chính phủ đã ra Lời kêu gọi nhân dân cả nước: “Với việc Hiệp định Pari được ký kết, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang. Đây là thắng lợi rất to lớn của cuộc kháng chiến oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân

tộc ta”. Tuy nhiên: “Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam còn phải

vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại. Những thế lực quân phiệt, phát xít, công cụ của chủ nghĩa thực dân mới, đi ngược lại nguyện vọng của dân tộc ta vẫn chưa từ bỏ âm mưu phá hoại hòa bình, ngăn trở con đường độc lập, tư do của nhân dân ta…”[70; tr 679].

Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương, nhân dân ta đã nghiêm chỉnh

thi hành Hiệp định và kiên quyết đòi Mỹ - ngụy cũng phải làm như vậy.

Song, đế quốc Mỹ vẫn hết sức ngoan cố, chúng tiếp tục thi hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm duy trì chủ nghĩa thực dân ở miền Nam Việt Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới dưới sự thống trị của một chính quyền tay sai lệ thuộc Mỹ.

Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, được đế quốc Mỹ tiếp sức và chỉ huy đã vi phạm hết sức trắng trợn Hiệp định Pari ngay sau khi ký, phá hoại hòa bình, ngăn trở con đường hòa giải và hòa hợp dân tộc, thống nhất đất nước. Ở Bình Phước từ đầu năm 1973 địch ồ ạt đưa quân đi càn quét và giành giật quyết liệt với ta khắp hơi các nơi trong tỉnh. Khi Hiệp định Pari vừa ký, chúng triển khai ngay chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” để chiếm giữ vùng tranh chấp và lấn sâu vào vùng giải phóng.

Ở vùng giải phóng, vùng căn cứ chúng tăng cường máy bay, kể cả máy bay B52, đạn pháo đánh thẳng vào dân kết hợp với bọn biệt kích, “thiên nga”, “phượng hoàng” trà trộn với dân để ra vùng giải phóng dò la tin tức. Chúng đẩy mạnh lấn chiếm ở các lõm căn cứ và lõm du kích xen kẽ ở vùng nông

61

thôn phía trước để xóa thế “da beo”; gắn chặt bình định với lấn chiếm, lấn chiếm đến đâu bình định đến đó, tạo thế đứng chân để tiếp tục lấn chiếm rộng

ra; kết hợp với lấn chiếm phía trước với ổn định và củng cố phía sau. Ra sức

tăng cường ngụy quyền xã, ấp; ra sức tổ chức phân chi khu quân sự để thống nhất điều khiển các lực lượng bình định ở xã, ấp; tăng cường tổ chức cảnh sát, đẩy mạnh công tác “quân sự hóa”, “bình định hóa” quần chúng; gây nghi ngờ, chia rẽ trong nội bộ nhân dân, đồng thời ráo riết đánh phá cơ sở ta ở xã, ấp.

Ra sức vơ vét lúa gạo, đôn quân bắt lính để tăng cường tiềm lực chiến tranh,

giải quyết khó khăn về quân sự, kinh tế. Tăng cường lực lượng cơ động của

tiểu khu, chi khu, yểm trợ đồn bốt bung ra hoạt động phản kích tác chiến, từng bước cải thiện lại thế bố trí ở nông thôn.

Nhìn chung, từ sau ngày 28 tháng 1 năm 1973 ở Bình Phước, Mỹ ngụy

phải sử dụng lại một số chính sách đã từng bị đánh bại nhiều lần làm nội dung

biện pháp chiến lược chủ yếu trong điều kiện lực lượng so sánh trên chiến

trường đã có sự thay đổi về căn bản bất lợi cho chúng. Điều đó nói lên con đường phá sản tất yếu của chúng.

Từ tháng 4 tháng 1972 ta đã giải phóng Lộc Ninh, Bù Đốp. Lộc Ninh đã trở thành “thủ đô” của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tuy trước mắt ta có khó khăn nhưng lực lượng vũ trang, du kích vẫn bám trụ địa bàn, đánh tiêu hao địch. Tỉnh ủy, các huyện ủy tổ chức nhiều đội vũ trang công tác để tuyên truyền giải thích ý nghĩa thắng lợi, phát động tổ chức nhân dân dựa vào pháp lý của Hiệp định đấu tranh chống địch vi phạm.

Ngay sau khi có Hiệp định Paris, Trung ương cục và Bộ chỉ huy Miền

đã có cuộc họp thảo luận về việc di chuyển căn cứ cho phù hợp với tình hình mới này. Ở vùng căn cứ miền Đông, lực lượng cách mạng đã giải phóng hoàn toàn 3 huyện của Bình Phước (Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập) và 1 huyện ở Tây Ninh (Tân Biên), làm chủ phần lớn huyện Dương Minh Châu và Châu

Thành. Một vùng rộng lớn giáp biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc miền

62

Trung ương cục quyết định trở lại căn cứ Chàng Riệc (Bắc Tây Ninh). Còn Quân Uỷ và Bộ chỉ huy Miền thì về sóc Tà Thiết, nơi Bộ chỉ huy chiến dịch

Nguyên Huệ, cơ quan tiền phương của Bộ chỉ huy Miền, đặt sở chỉ huy từ

giữa năm 1972. Việc chọn Tà Thiết làm căn cứ của Bộ chỉ huy Miền, có nhữg

lí do vừa giống, vừa khác với những căn cứ thời kì trước. Giống vì Tà Thiết vẫn thuộc khu B, có những lợi thế của khu B. Khác vì nó tiến sát đoạn cuối đường mòn Hồ Chí Minh hơn, thuận lợi cho việc tiếp nhận những tiếp tế hậu

cần chiến lược, liên lạc ra Bắc. so vói vùng bắc Tây Ninh, khí hậu của Tà

Thiết cũng có phần ít khắc nghiệt hơn. Một thuận lựoi nữa, cuộc hội nghị 3

ngày (4 tháng 3 đến 7 tháng 3 năm 1973) của Trung ương Cục với tỉnh uỷ Bình Phước, đã nhất trí tập trung toàn lực xây dựng căn cứ địa Bình Phước, trên cơ sở 3 huyện giải phóng, trong đó Lộc Ninh là điểm trong tâm, sẽ trở

thành “thủ phủ” của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt

Nam, nơi tiếp đón và làm việc với các phái đoàn thuộc Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát, phái đoàn Ban liên hợp quân sự 4 bên. Căn cứ Tà Thiết có thế rừng giải phóng rộng lớn, đồng thời có điều kiện để nắm bắt nhanh mợi sự biến về chính trị, quân sự. Việc chọn Tà Thiết cũng gây bất ngờ đối với địch, vì lâu nay, các căn cứ của Bộ chỉ huy Miền thường đóng ở rừng sâu, nay chuyển dịch ra ở một khu vực có dân, có rẫy (tuy không nhiều) [54; tr 115 – 116].

Cuối tháng 1 năm 1973, các đơn vị công binh cầu đường của Miền bắt đầu mở các con đường mới cho 3 cục tham mưu, chính trị, hậu cần ( Bộ chỉ huy Miền) di chuyển về căn cứ Tà Thiết. Ngày 8 tháng 2 năm 1973 các con đường trên đã được hoàn tất [54; tr 115 – 116].

Cùng thời gian với các đơn vị công binh làm đường, các đơn vị công

binh công trình đã sửa chữa, nâng cấp Sở Chỉ huy chiến dịch Nguyễn Huệ làm từ giữa năm 1972, đồng thời xây dựng thêm một số nhà, hầm, hào cơ bản khác, để đón Bộ chỉ huy Miền trở về.

Tháng 2 năm 1973, đại bộ phận cơ quan Bộ chỉ huy Miền bắt đầu hành

63

chỉ huy liên tục với chiến trường. Lúc này Quân uỷ và Bộ chỉ huy Miền có các đồng chí: Phạm Hùng – Bí thư quân uỷ; Trần Độ - phó bí thư; tư lệnh – Hoàng Văn Thái ( đang công tác ở đồng bằng sông Cửu Long); phó tư lệnh – Lê Đức Anh, Nguyễn Thị Định; Đồng Văn Cống và Nguyễn Hữu Xuyến; tham mưu trưởng – Nguyễn Minh Châu; cục trưởng Cục Hậu cần – Bùi Phùng; cục trưởng Cục chính trị - Trần Văn Phác. Đồng chí Trần Văn Trà được cử làm trưởng phái đoàn quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng

hoà miền Nam Việt Nam tại ban liên hợp quân sụ 4 bên [54; tr 117 – 118].

Cuối quí I năm 1973, tất cả các cơ quan trong Bộ chỉ huy Miền và các đơn vị trực thuộc đã về hết trên đất Lộc Ninh. Rừng Lộc Ninh đã trở thành

“rừng Chính phủ ” [30; tr 168].

Những tháng đầu năm 1973, mặc dù Hiệp định Paris về chấm dứt chiến

tranh, lập lại hoà bình đã có hiệu lực, chính quyền Thiệu vẫn liên tục xua

quân ngụy tấn công lấn chiếm vùng giải phóng. Có nơi, có lúc, mật độ bom

đạn, phi pháo còn ác liệt hơn cả năm 1972. Huyện Lộc Ninh – tuy là “thủ phủ” của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam , nơi thuờng xuyên đón tiếp các phái đoàn Ba Lan, Hung-ga-ri, In-đô-nê-xia, Ca- na-đa, trong Uỷ ban quốc tế, nơi đặt trụ sở Ban liên hợp quân sự 4 bên, thì riêng trong năm 1973 cũng hai lần bị quân ngụy ném bom ( tháng 2 và tháng 5 năm 1973).

Trận ném bom ngày 12 tháng 5 năm 1973 đã dội thẳng xuống thị trấn Lộc Ninh, chợ Lộc Tấn, phá huỷ nhiều nhà cửa, trong đó có cả nhà tiếp đón khách, sát hại nhiều dân thường [30; tr 169].

Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra công hàm tố cáo họ. Ngày 23 tháng 5 năm 1973, tổ giám sát và kiểm soát

quốc tế phải đến Lộc Ninh để xem xét [30; tr 176].

Đồng bào Lộc Ninh, Lộc Tấn đã gửi hàng trăm đơn tố cáo tội ác của Mỹ ngụy vi phạm Hiệp định Paris [31; tr 337].

64

Trong tình hình như vậy, căn cứ Tà Thiết vẫn cần phải giữ vững những yếu tố bí mật và kiên cố như trong những năm kháng chiến ác liệt; đồng thời

có thể lợi dụng sự suy giảm khả năng tấn công bằng bộ binh của địch để tạo

thuận lợi trong sinh hoạt và làm việc. Căn cứ Tà Thiết đã được xây dựng theo

phương hướng đó. Toàn bộ căn cứ nằm ở phía bắc đường 17. Đây là một đường nhỏ từ ngã ba Đồng Tâm trên đường 13 nối sang Tà Vẹt (giáp biên gới Việt Nam - Campuchia), ở đó có đường be nối sang căn cứ Trung ương cục. Căn cứ Bộ chỉ huy Miền được chia làm hai khu vực: vòng trong và vòng

ngoài. Vòng trong gồm Bộ Tư lệnh, một số nhà khách để đón các đồng chí

lãnh đạo Trung ương Cục sang làm việc và các cơ quan chủ yếu của Bộ Tham mưu (văn phòng, tác chiến, quân báo, tổ chức động viên). Cục Chính trị, cơ quan Chủ nhiệm hậu cần. Khu vực này tập trung dọc hai phía tây và đông suối Khơlay, ở xung quanh sóc Tà Thiết. Vòng ngoài của căn cứ dịch về

phía giáp 2 xã Lộc Thành – Lộc Tấn, gồm có các bộ phận xung quanh Bộ Chỉ

huy, Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần (riêng Cục Hậu cần đóng ở Cầu Trắng và gần ngã ba Lộc Tấn) [54; tr 117 – 118].

Việc bảo về vòng ngoài căn cứ Bộ chỉ huy Miền vào thời kỳ này chỉ còn một đại đội cảnh vệ của tiểu đoàn 180. Do đó, hai đơn vị C.31 và C.32 của huyện Lộc Ninh được giao nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài căn cứ, có nhiệm vụ tác chiến nếu địch liều lĩnh đổ bộ xuống Lộc Ninh các đơn vị này dã đựoc trang bị thêm súng phòng không 12 ly 7 và 37 ly để bảo vệ bầu trời căn cứ. Ngay sau khi các đơn vị C.31 và C.32 đi về trên, thì tháng 10 năm 1973 huyện Lộc Ninh thành lập đơn vị mới để làm nhiệm vụ thay thế. Trong thời kỳ này, hàng ngàn hầm hố, giao thông hào đã được đào đắp trên khắp đất Lộc Ninh, hình thành một hệ thống bố phòng của thế trận chiến tranh nhân dân ở vùng căn cứ địa.

Khi Bộ chỉ huy Miền về đất Lộc Ninh, cũng là lúc vấn đề lương thực

thực phẩm ở đây đang gặp nhiều khó khăn. Hầu hết cơ sở của Cục Hậu cần còn nằm ở căn cứ cũ, chưa chuyển về kịp. Ở biên giới, bọn Pôn Pốt – Iêng

65

Xary cũng gây nhiều khó khăn cho ta trong việc thu mua lương thực ở Campuchia. Ở nội địa miền Nam thì địch đẩy mạnh càn quét, lấn chiếm vùng

giải phóng và thực hiện chính sách “bóp nghẹt kinh tế” cách mạng. Thiếu, đói

trở thành vấn đề trước mắt cho các lực lượng cách mạng và toàn thể nhân dân

trong vùng căn cứ.

Để khắc phục tình hình đó, Cục Hậu cần Miền cùng huyện uỷ Lộc Ninh phát động phong trào sản xuất, tự túc lương thực. Công nhân cao su Lộc Ninh xưa nay chỉ quen với trồng cây cao su và cạo mủ, nay cũng nhanh chóng làm quen với việc canh tác cây lương thực, hoa màu, rau xanh. Mọi cán bộ, chiên sĩ từ bộ đội chủ lực đến du kích, dân quân cũng tham gia khai hoang, vỡ đất trồng cây lương thực.

Đến cuối quý III năm 1973, nạn thiếu lương thực thực phẩm đã từng bước bị đẩy lùi. Cục Hậu cần Miền đã dự trữ được 8.003 tấn lương thực và

365 tấn muối bằng nhiều biện pháp khác nhau. Quý IV năm 1973, số lương

thực dự trữ đã tăng gấp hai lần quý III, đủ cung ứng cho các hoạt đông của bộ đội theo yêu cầu của chiến trường [54; tr 126].

Mùa khô năm 1973 -1974, Bộ chỉ huy Miền không rút đơn vị chủ lực nào về bảo vệ Lộc Ninh, mà chủ động đánh địch nay sát Sài Gòn buộc địch phải co về phòng thủ “ thủ đô” của chúng. Bộ chỉ huy Miền còn rút các cán bộ, chiến sĩ trong các cơ quan phục vụ, bảo vệ và tuyển thêm tân binh, thành lập trung đoàn 201 đưa xuống bao vay An Lộc, hình thành trận địa bảo vệ vòng ngoài vùng căn cứ Lộc Ninh.

Là căn cứ địa của Bộ chỉ huy Miền, Lộc Ninh cũng đồng thời là trung tâm quân sự, chính trị của phong trào cách mạng trong vùng. Lộc Ninh có căn cứ của tất cả các cơ quan đầu não của Bộ chỉ huy Miền như Cục tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, các nhà máy, quân xưởng, trường huấn luyện quân Giải phóng và nhiều cơ quan dân – chính – đảng của Trung ương cục miền Nam.

66

Tháng 3 năm 1973, hơn 200 đại biểu ưu tú của Quân giải phóng miền Nam đã về dự Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn Miền lần thứ 3, tổ chức

tại hội trường H.6 rừng le Lộc Khánh. Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm

thời Huỳnh Tấn Phát và luật sư Trịnh Đình Thảo đã đến dự.

Tháng 9 năm 1973, Hội nghị quân – chính toàn Miền đã được tổ chức

tại cánh rừng le thuộc làng 2, Lộc Ninh. Các cán bộ lãnh đạo từ Khu, tỉnh, sư

đoàn, trung đoàn đã hội tụ về đây để phản ánh và trao đổi tình hình chiến trường, khẳng định quyết tâm đánh địch đến cùng của quân và dân miền Nam. Tháng 11 năm 1973, Bộ chỉ huy Miền đã tổ chức học tập Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (khoá III) cho tất cả các cán bộ cao cấp của Miền, các khu, tỉnh. Lớp học đặc biệt này do đồng chí Bí thư Trung ương Cục Phạm Hùng và đồng chí Nguyễn Văn Linh chủ trì, được tổ chức tại hội trường H.6 (Lộc Khánh). Đây là nghị quyết rất quan

trọng đối với cách mạng miền Nam sau Hiệp định Paris. Nghị quyết đã xác

định: Cách mạng miền Nam có thể trải qua nhiều bước quá độ, song thắng lợi giành được chỉ có thể là con đường bạo lực cách mạng. Nghị quyết đã phá tan tư tưởng hữu khuynh, “mất cảnh giác”, thiếu chủ động tiến công của cán bộ chiến sĩ ở một số nơi và góp phần thúc đẩy cách mạng miền Nam lên một

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 65 - 74)