Xây dựng, củng cố chính quyền và phát triển lực lượng vũ trang

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 61 - 62)

Ngày 7 tháng 4 năm 1972, Lộc Ninh hoàn toàn giải phóng. Các tầng lớp đồng bào phấn khởi khôn cùng. Nhưng ngay sau giải phóng, Đảng bộ và

nhân dân Lộc Ninh đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn.

Khi mất Lộc Ninh, phòng tuyến vòng ngoài Sài Gòn bị phá vỡ, nên Mỹ

- Nguỵ rất hoang mang và âm mưu tái chiếm lại Lộc Ninh. Một bộ phận lính

ngụy bị tan rã trong ngày ta giải phóng Lộc Ninh vẫn còn lẩn trốn trong rừng

và trong làng xóm của đồng bào, trong đó có nhiều tên là gián điệp, chỉ điểm, cán bộ bình định, phượng hoàng. Không quân Mỹ - Ngụy vẫn hoạt động hàng ngày và thường xuyên đánh phá Lộc Ninh.

Ngày 3 tháng 6 năm 1972, chúng đã đem bom dội xuống chợ Lộc Ninh, làm hơn 300 đồng bào bị chết và bị thương [3; tr 123]. Nhiều máy bay nguỵ có nhiệm vụ đi đánh phá các vùng cách mạng ở Tây Nguyên, Nam Lào, nhưng chúng sợ bị bắn rơi ở vùng ngoài nên cứ đem bom thả bừa xuống Lộc Ninh rồi trở về căn cứ. Chúng đã giết hại nhiều đồng bào vô tội và làm một bộ phận dân cư ở đây phải tìm cách rời đi nơi khác để tránh bom pháo địch [30; tr 156].

Trước tình hình trên, các cơ quan ban ngành khẩn trương tiến hành củng cố công tác Đảng, xây dựng chính quyền cách mạng, tổ chức các đoàn

thể trên địa bàn huyện.

Huyện Lộc Ninh lúc này do đồng chí Chín Chức làm bí thư, ban thường vụ gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Chức, Tô Văn Bia, Trần Minh,

56

Trần Văn Trực, Phạm Thị Mão, Vũ Văn Sang, Hai Sơn. Đồng chí Vũ Văn Sang được cử giữ chức chủ tịch Ủy ban Nhân dân cách mạng huyện Lộc Ninh [3; tr 119].

Các đoàn thể quần chúng từng bước hình thành từ huyện xuống xã. Đông đảo nhân dân đã tham gia vào các tổ chức đoàn thể cách mạng như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, thiếu nhi giải phóng, Hội mẹ chiến sĩ, Hội phụ lão, Công đoàn giải phóng, Nông hội giải phóng…. [30; tr 161].

Lực lượng vũ trang của huyện cũng được phát triển thành 2 đại đội tập

trung: đại đội 31 và đại đội 32 [3; tr 120].

Về quân số: đại đội 31 có 73 người, đại đội 32 có 68 người [23; tr 1] Lực lượng du kích, tự vệ mỗi xã có từ 1 đến 2 trung đội, mỗi ấp 1 tiểu đội du kích và trung đội dân quân [3; tr 119]. Tổng số du kích xã là 195 người, du kích ấp là 260 người [23; tr 1].

Nói chung toàn bộ lực lượng vũ trang hiện nay của Lộc Ninh về số lượng phát triển tốt [23; tr 1].

Từ sau giải phóng đến tháng 7 năm 1972, cống tác tổ chức đã đựơc kiện toàn. Huyện Lộc Ninh đã tổ chức được hệ thống từ huyện tới xã, ấp tương đối hoàn chỉnh. Toàn huyện có 11 xã thì 11 xã đều có ban chỉ huy xã đội, 11 đội du kích xã, các ấp đều có đội du kích ấp. Lực lượng của huyện có 2 đại đội bộ binh hoàn chỉnh. Cơ quan huyện đội cũng hoàn chỉnh.Ban chấp hành huyện có 4 đồng chí, có tổ tham mưu chính trị, hậu cần và bệnh xá [23; tr 1]..

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 61 - 62)