Quân và dân Lộc Ninh phối hợp cùng bộ đội chủ lực đánh M ỹ, diệt ngụy, mở rộng và giữ vững vùng giải phóng

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 45 - 51)

Với tinh thần và lực lượng được chuẩn bị một cách toàn diện khẩn trương, nhân dân Lộc Ninh sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Trên chiến trường Bình Long, khu vực nóng bỏng vẫn là trục và ven đường 13, đoạn Chơn Thành lên Lộc Ninh, chiến tranh du kích ở Lộc Ninh đang phát triển, tạo điều kiện cho chủ lực Miền đứng vững trên địa bàn, hiệu suất diệt địch ngày càng cao.

40

Tháng 10 năm 1965, 12 du kích do Út Nhỏ (chỉ huy quân sự huyện) chỉ huy phục kích trên đường liền xã xóm Bưng - Lộc Khánh, chặn một lực lượng Mỹ đi càn, diệt 2 xe jeep, quân Mỹ tháo chạy, bỏ lại 2 xác sĩ quan Mỹ, ta thu 2 súng. Đây là trận đánh Mỹ đầu tiên ở Lộc Ninh khi chúng đặt chân lên đất này[30; tr 115]. Thắng lợi này đã củng cố lòng tin trong chiến sĩ và đồng bào Lộc Ninh, phong trào du kích ở Lộc Ninh phát triển mạnh mẽ dọc theo trục lộ 13.

Đầu tháng 6 năm 1966, Bộ chỉ huy Miền đã điều tiểu đoàn 7 của đoàn 30 về hỗ trợ phong trào du kích ở Lộc Ninh và đánh chi khu quân sự Lộc Ninh.

Trong các đêm từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 6 năm 1966, bộ đội chủ lực cùng với bộ đội huyện và du kích đã pháo kích vào sân bay, chi khu quân sự, trại huấn luyện biệt kích Lộc Ninh. Bộ đội huyện và du kích đánh phá ấp chiến lược ở Làng 5, Làng 3, Cốc Rưới. Du kích các Làng 10, Làng 5, Làng 9 truy bắt bọn thám báo trà trộn trong công nhân khi công nhân ra lô cạo mủ. Bọn ngụy quân , ngụy quyền ở Lộc Ninh hoảng loạn chạy về chi khu [30; tr 118].

Ngày 5 tháng 6 năm 1966, địch đưa hai tiểu đoàn lính Mỹ của sư đoàn “Anh cả đỏ” và một bộ phận lính Mỹ của lữ đoàn 173 từ Chơn Thành lên đóng cách thị trấn Lộc Ninh 6km, phối hợp với bọn lính ngụy để giải tỏa vào khu vực Làng 10, Làng 3, Lộc Thiện.

Ngày 11 tháng 6 năm 1966, tại ấp chiến lược làng 3 và khu vực Lộc Thiện, lực lượng vũ trang huyện Lộc Ninh và du kích xã đã phối hợp với tiểu đoàn 7 chủ lực Miền đánh địch lấn chiếm. Suốt 10 giờ chiến đấu, ta bẻ gãy 13 đợt xung phong của địch, loại khỏi vòng chiến 350 Mỹ thuộc tiểu đoàn 1 lữ dù 173, thu 25 súng các loại [30; tr 118]; [7; tr 312].

Trong trận hợp đồng chiến đấu này, các chiến sĩ du kích, cơ sở bên trong là những người dẫn đường đắc lực cho quân chủ lực ta hành quân đánh địch. Có những người đã ngã xuống trên đường làm nhiệm vụ như Điểu Xấu (dân tộc S’tiêng), Lâm Khanh (dân tộc Khơ me). Tất cả bà con ở Brelin, Cốc Rưới đều là cơ sở cách mạng. Với sự vận động của đội mũi công tác, nhân

41

dân Xóm Bưng đã hình thành một “xóm hậu cần của bộ đội”. Làng 2 địch gọi là “đồn điền Việt Cộng” chính là nơi “cách mạng cả làng”.

Thất bại trong cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất đế quốc Mỹ đẩy mạnh leo thang chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, tăng quân ở miền Nam, ráo riết chuẩn bị mở cuộc phản công lần thứ hai kéo dài từ tháng 10 năm 1966 đến giữa năm 1967. Miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên lại trở thành chiến trường trọng điểm của địch. Trong đó tại Lộc Ninh từ tháng 10 năm 1966, máy bay trực thăng và xe cơ giới địch đã sẵn sàng chở vật tư, thiết bị đến thị trấn để xây dựng, củng cố chi khu quân sự Lộc Ninh, biến chi khu này thành bàn đạp của các cuộc hành quân tìm diệt.

Trên chiến trường Bình Long, khu vực nóng bỏng vẫn là trục và ven đường 13, đoạn Chơn Thành lên Lộc Ninh, chiến tranh du kích ở Lộc Ninh đang phát triển, tạo điều kiện cho chủ lực Miền đứng vững trên địa bàn, hiệu suất diệt địch ngày càng cao.

Ngày 13 tháng 12 năm 1966, lực lượng vũ trang huyện trinh sát dẫn đường cho bộ đội tỉnh Bình Long đã pháo kích dữ dội vào trung tâm huấn luyện biệt kích trong chi khu. Sau cuộc pháo kích này, địch củng cố chi khu Lộc Ninh thành căn cứ quân sự kiên cố.

Mặc dù đang khẩn trương chuẩn bị cho kế hoạch chiến lược mới, Bộ chỉ huy Miền vẫn chỉ đạo triển khai chiến dịch Lộc Ninh - Bù Đốp với quyết tâm đánh quỵ sư đoàn “Anh cả đỏ” tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sư đoàn 25 bộ binh cơ giới Mỹ, hỗ trợ phong trào chiến tranh nhân dân, địa phương, mở rộng vùng làm chủ…, lực lượng được huy động gồm cả Sư đoàn 7, 9, đoàn 69 pháo binh Miền, phối hợp với bộ đội địa phương và du kích các tỉnh Bình Long, Phước Long, thời gian chiến dịch từ 27 tháng 10 đến 10 tháng 12 năm 1967.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, chuẩn bị cho chiến dịch, ở các làng quần chúng tham gia đông đảo vào các đội dân công. Trong đó đội dân công Brelin đã vận chuyển 500 trái đạn pháo các lọai. Bà con Xóm Bưng ,

42

Làng 2 (dự trữ hàng chục tấn lương thực, thuốc men để ủng hộ cho bộ đội [30; tr 121].

Mở màn, quân ta chiến thắng giòn giã với các trận tiến công chi khu Lộc Ninh và chốt địch ở Lộc Tấn đêm 28 rạng ngày 29 tháng 10 năm 1967. Ta làm chủ chiến trường, quét sạch bộ máy ngụy quyền quận, tiêu diệt 550 tên Mỹ, ngụy, cán bộ bình định, ác ôn, làm tan rã hệ thống kìm kẹp của địch xung quanh thị trấn. C70 tỉnh, bộ đội huyện, du kích xã và một bộ phận chủ lực Sư đoàn 9 làm chủ thị trấn cho đến hết ngày 29 tháng 10 năm 1967 [7; tr 335 -336].

Tiếp đến, đêm 30 tháng 10 năm 1967, bộ đội địa phương Bình Long phối hợp với Sư đoàn 9 tập kích viện binh địch trong cụm ở phía đông sân bay Lộc Ninh, loại khỏi vòng chiến 3 tiểu đoàn bộ binh, pháo binh cơ giới Mỹ, tiêu hao một tiểu đoàn ngụy, phá hỏng 40 xe tăng, thiết giáp và 12 pháo. Đêm 1 rạng ngày 2 tháng 11 năm 1967, quân ta tiếp tục tập kích cụm quân Mỹ tại điểm cách thị trấn Lộc Ninh 5km về phía tây, loại khỏi vòng chiến tiểu đoàn bộ binh và 1 đại đội pháo binh, phá hủy 12 khẩu pháo 105 và 155 li [7; tr 336].

Ngày 7 tháng 11 năm 1967, bộ đội huyện Lộc Ninh và du kích Brelin phối hợp hoạt động bất ngờ tập kích cụm tiểu đoàn Mỹ đóng ở trong sở cao su, loại khỏi vòng chiến một đại đội, làm trọng thương tên tiểu đoàn trưởng.

Kết thúc chiến dịch Lộc Ninh - Bù Đốp, loại khỏi vòng chiến 5.400 tên địch, bắn rơi 40 máy bay, phá hủy 103 xe quân sự, 63 khẩu pháo, 4 kho đạn và xăng dầu, tiêu diệt 1 chi khu, bắt sống 617 tên ngụy, thu 172 súng các loại [65; tr162].

Chiến dịch Lộc Ninh – Bù Đốp đã mở màn thắng lợi mùa khô 1966- 1967 ở miền Đông Nam bộ. Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch này là ta đã gây thiệt hại nặng cho sư đoàn 1 bộ binh “Anh cả đỏ”[56; tr 316]. Tuy vậy những hoạt động cảu ta vẫn tiếp diễn mạnh trên quốc lộ 13.

Quân và dân Lộc Ninh đã góp phần xứng đáng vào chiến công trên, góp phần tạo bước phát triển mới về thế trên chiến trường, góp phần chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công chiến lược Mậu Thân 1968.

43

Ngày 7 tháng 11 năm 1967 Bộ chỉ huy Miền gửi thư biểu dương, khen ngợi quân dân mặt trận Lộc Ninh [30; tr 123];[7; tr 337].

Mặc dù thất bại trong mùa khô năm 1967, Mỹ ngụy vẫn cố chiếm giữ Lộc Ninh, bởi đây là địa bàn rất quan trọng trong chiến lược phòng thủ của Mỹ ngụy. Lộc Ninh chỉ cách Sài Gòn gần 200 km, lại có vùng biên giới tiếp giáp Campuchia, có tuyến hành lang chiến lược Bắc Nam đi qua. Do đó Mỹ ngụy vẫn coi đây là vùng trọng điểm bình định. Tuy nhiên ý đồ của Mỹ chưa kịp thực hiện thì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của ta đã đồng loạt bùng nổ trên toàn miền Nam.

Đêm 30 rạng sáng mồng 1 Tết Mậu Thân, một bộ phận lực lượng Sư đoàn 7 chủ lực Miền phối hợp lực lượng vũ trang huyện và du kích tiến công, pháo kích vào chi khu, các mục tiêu địch trong thị trấn Lộc Ninh và các đồn bốt xung quanh, đánh địch ở làng 5 (Lộc Tấn), làng 2 (Lộc Thiện), Lộc An, Lộc Hòa. Tính đến ngày 4 tháng 2 năm 1968, từ làng 5 sang làng 2 (Ninh Thuận), Lộc An, Lộc Hòa, uy hiếp các ấp còn lại xung quanh chợ. Địch cố thủ chi khu. Dưới sự lãnh đạo của huyện ủy Lộc Ninh, 15.000 dân từ các làng, sở cao su và phum sóc, dân tộc tập hợp hàng ngũ chỉnh tề, trương cờ Mặt trận, khẩu hiệu đổ về thị trấn, 5.000 người tràn vào chợ… cử chị em phụ nữ mang đơn tố cáo địch khủng bố đồng bào, xông vào nhà quận trưởng, đấu tranh trực diện [7; tr 337].

Vào đợt 2 của cuộc Tổng tiến công, trung đội vũ trang huyện phối hợp với một bộ phận Sư đoàn 9 chủ lực Miền tiến chiếm và trụ lại một góc thị trấn Lộc Ninh chiến đấu giằng co với địch suốt 3 ngày. Lữ 1 sư đoàn “Anh cả đỏ” Mỹ với 37 xe tăng yểm trợ từ thực hành bao vây chợ Lộc Ninh, đánh bật ta ra ngoài. Nắm thời cơ địch co về phòng thủ chi khu và sân bay, du kích và đồng bào các xã, ấp, phum sóc đã nổi dậy làm chủ Làng 2 (Lộc Ninh), địch chỉ kiểm soát được khu vực chi khu quân sự, khu dinh điền và Lộc Thành. Lực lượng này hoạt động tích cực, tiếp tế, báo tin, dẫn đường cho quân ta tác chiến ở Lộc Ninh.

44

Mùa mưa năm 1968, sau đợt 2, tại khu rừng Suối Sâu (Ninh Thuận) đại

đội vũ trang tập trung của huyện Lộc Ninh chính thức được thành lập, lấy tên là C31. Quân số ban đầu của C31 gồm 86 cán bộ chiến sĩ, có nhiều cán bộ chiến sĩ người dân tộ như Điểu Xom (đại đội phó), Điểu Suôn (tiểu đội trưởng) là người S’tiêng. Biên chế C31 gồm 3 trung đội, trong đó có 1 trung đội cối 60 li gồm toàn chiến sĩ gái (chỉ huy trưởng là Việt Nga)[7; tr357]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đại đội 31 vừa thành lập đã vào đợt 3 với khí thế mới, phối hợp với bộ đội chủ lực. Trận đầu ngày 18 tháng 7 năm 1968, đơn vị phối hợp với một bộ phận của Sư đoàn 7 chủ lực Miền chặn đánh một đại đội Mỹ càn ra hướng tây Lộc Ninh diệt nhiều tên, bắn cháy 3 xe bọc thép, bắn rơi một máy bay lên thẳng. Một tháng sau đêm 17 rạng 18 tháng 8, lực lượng vũ trang Lộc Ninh tiến công chi khu quân sự gây nhiều thiệt hại cho địch.

Cũng trong ngày 18 tháng 8, đại đội 31 tiếp tục tiến công địch ở làng 4, Lộc Tấn, Lộc Thiện, diệt 40 tên bảo an, cảnh sát và bình định, hỗ trợ 4.000 đồng bào phá vỡ ấp chiến lược. Ta hoàn toàn làm chủ làng 3, làng 5, Lộc Thiện. Phối hợp chủ lực Miền, ngoài ra đại đội 31 và du kích Lộc Ninh đánh hàng chục trận khác, diệt hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều xe tăng, xe bọc thép, hàng chục máy bay lên thẳng.

Trong suốt tháng 9 năm 1968, các lực lượng vũ trang trên đại bàn huyện đã liên tục đánh địch. Bộ đội địa phương C.31 đã tác chiến độc lập nhiều trận, diệt 16 tên địch, bắn cháy 5 xe M113 và thu 6 súng các loại [30;130]

Ngày 13 tháng 9 năm 1968, du kích xã Lộc Tấn đã tấn công tiêu diệt 20 lính ngụy, thu 16 súng các loại [30; tr 131].

Tính chung các đợt tiến công và nổi dậy năm 1968, riêng du kích xã Lộc Tấn đã tác chiến 48 trận, loại khỏi vòng chiến 162 tên Mỹ, ngụy, hạ một máy bay lên thẳng [73; tr11].

Với những thắng lợi của quân và dân Lộc Ninh đã góp phần làm nên những chiến công vang dội của quân và dân ta trên mặt trận đường 13, góp

45

phần vào chiến thắng chung của quân và dân ta trong việc đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.

2.4. Quân và dân Lộc Ninh kiên trì bám trụ, phục hồi và xây dựng lực lượng phục vụ chiến đấu, tham gia giải phóng hoàn toàn quê

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 45 - 51)