Âm mưu và thủ đoạn mới của Mỹ ở Lộc Ninh

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 34 - 36)

Sau phong trào đồng khởi, nhân dân miền Nam đã dồn địch vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Diệm

29

bắt đầu diễn ra gay gắt. binh lính ngụy hoang mang dao động, tinh thần chiến đấu giảm sút, tổ chức bị rối loạn. nhiều vùng nông thôn dịch mất quyền kiểm soát. Đế quốc Mỹ bị lúng túng về chiến lược, buộc chúng phải thừa nhận thực

tế ở miền Nam là: “Tình hình Việt Nam hết sức nghiêm trọng, hoạt động quân

sự của Việt cộng dưới các hình thức đột kích, tập kích, công đồn liên tiếp xảy ra, đấu tranh chính trị phát triển đến mức đáng lo ngại” và “ vấn đề Nam Việt Nam sau đồng khởi không còn là vấn đề đơn thuần về chính trị và tình báo

cảnh sát nữa mà trở thành vấn đề chứa nhiều nhân tố quân sự. Cuộc chiến

tranh ở Việt Nam thực chất là cuộc nổi dậy nên hướng chiến lược mới của Mỹ

phải là chống nổi dậy” [Tài liệu mật của Bộ quốc phòng Mỹ; dẫn lại từ 5; tr 45].

Do đó để cứu vãn tình thế, ngay khi bước chân vào nhà Trắng, Kennedy đã quyết định chuyển hướng chiến tranh ở miền Nam Việt Nam từ “ tố cộng, diệt cộng” sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Cuộc chiến tranh này được tiến hành chủ yếu bằng quân đội tay sai với phương tiện vũ khí do Mỹ cung cấp, cố vấn Mỹ trực tiếp huấn luyện và chỉ huy. Đối tượng chủ yếu nhằm đánh bại lực lượng vũ trang, lực lượng du kích và hạ tầng cơ sở của cách mạng miền Nam.

Giữa năm 1961, Mỹ thông qua kế hoạch Staley – Taylor, nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam, mở đường cho việc kết thúc chiến tranh, hoàn thành mục tiêu xâm lược

của chúng.

Để thực hiện mục tiêu, Mỹ - Ngụy tiến hành song song hai biện pháp: bình định gom dân “lập ấp chiến lược”, nhằm tách lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân và triển khai các cuộc hành quân càn quét, vừa tiêu diệt lực lượng cách mạng, quân giải phóng và du kích, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho

hoạt động gom dân lập ấp chiến lược. Đồng thời chúng tổ chức lại chiến

trường, giải tán các quân khu, chia lại lãnh thổ miền Nam theo từng vùng chiến thuật, khu chiến thuật, kiện toàn các tiểu khu (tỉnh), chi khu (quận)

30

nhằm tạo điều kiện phục vụ cho việc càn quét, gom dân ở từng địa phương có hiệu quả hơn.

Trong đó Thủ Dầu Một và Biên Hòa nằm trong khu chiến thuật 31, vùng chiến thuật 3 của địch [31; tr 188]. Lộc Ninh nằm trong vùng chiến thuật này của địch.

Từ giữa tháng 6 năm 1961, địch triển khai kế hoạch “ấp chiến lược” ở

Lộc Ninh [7; tr 235]. Bên cạnh những thủ đoạn cũ như càn quét, kết hợp với

những hoạt động tình báo, cảnh sát, tăng cường các chính sách lừa bịp về

chính trị và kinh tế, địch tập trung gom dân lập “ấp chiến lược”. Chúng gom

dân và tổ chức các khóm gia đình trong các ấp, mỗi ấp có ít một trung đội vũ

trang để ngày đêm canh gác. Ở xung quanh “ấp chiến lược”, địch rào từ 2 đến 4 hàng rào kẽm gai, có chông mìn bảo vệ và buộ dân ta vào theo 2 cửa chính có lính canh. Mọi người ra vào đều phải xuất trình thẻ căn cước và bị kiểm

tra, lục soát. Bọn cảnh sát, gián điệp, chỉ điểm được đưa từ các trung tâm

huấn luyện về từng ấp chiến lược để kìm kẹp nhân dân.

Từ đầu năm 1960, địch đã thường xuyên bố trí 1 tiểu đoàn bảo an, 3 đại đội biệt kích, 2 trung đội cảnh sát và hàng trăm quân lính [30; tr 100]. Thủ đoạn của địch là dùng lính ngụy của sư đoàn 5, kết hợp với lực lực lượng bảo an, cảnh sát ở chi khu Lộc Ninh tổ chức càn quét, vây ráp. Càn quét đến đâu, chúng lập ấp chiến lược đến đó. Thời gian đầu, địch tập trung vào việc lập ấp chiến lược trong các làng cao su. Sau đó từ giữa năm 1962 địch đẩy mạnh việc lập ấp chiến lược cả trong khu vực đồng bào dân tộc Khmer và S’tiêng. Cùng thời gian này địch tăng cường bắt lính, đôn quân, rải thêm đồn bốt dọc trục lộ 13 và 14A để bảo vệ hệ thống ấp chiến lược. Trong các ấp chiến lược, địch kiểm tra gắt gao việc sử dụng lương thực, thực phẩm của nhân dân nhằm cắt đứt sự chi viện của dân cho các lực lượng du kích.

Một phần của tài liệu vai trò của huyện lộc ninh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 -1975) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)